Làm sao để giữ phương hướng trong quá trình di chuyển? Em cần làm gì khi bị lạc hướng?
Dựa vào nội dung 2. Cách giữ phương hướng, trang 66, 67 SGK Giáo dục quốc phòng và An ninh 12 để trả lời câu hỏi này
- Cách giữ phương hướng trong quá trình di chuyển
+ Thường xuyên xác định và nắm chắc phương hướng, địa hình, vật chuẩn, những nơi phát ra ánh sáng, tiếng động để xác định đường, hướng di chuyển chính xác.
+ Dựa vào các vật chuẩn dễ nhìn thấy (đỉnh núi, cây độc lập...) và hướng chuẩn đề đi đúng hướng, ghi nhớ hoặc đánh dấu những vị trí, hướng đã đi qua, nhất là ở những nơi dễ bị lạc.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Nếu có nhiều người cùng đi, cần phải bám sát người đi trước hoặc theo dõi đường đi, dấu vết, vật đánh dấu chỉ đường của người đi trước để đi theo.
+ Nếu ở trong rừng, hãy xác định một đường thẳng tưởng tượng xuyên qua một số vật chuẩn dễ nhận thấy (gốc cây, tảng đá,...) để đi tới tùng điểm chuẩn. Trường hợp sương mù, ban đêm không nhìn thấy vật chuẩn cần dùng địa bàn (nếu có) chiếu hướng đi từng chặng nhỏ, cúi thấp người để dễ quan sát các vật chuẩn.
+ Khi gặp vật cản (ao, hồ, đầm lầy, khu công nghiệp…) cần căn cứ vào tình hình để vòng vượt hoặc rẽ góc vuông, rẽ theo hình tam giác cân kết hợp tính cự li (đếm bước chân…) để vượt qua vật cản.
- Cách xử lí khi bị lạc hướng
+ Bình tĩnh và xác định lại chính xác vị trí bắt đầu lạc hướng, nhớ lại đặc điểm địa hình, địa vật nơi đã đi qua.
+ Có thể quay lại vị trí bắt đầu bị lạc rồi xác định lại hướng đi hoặc xác định hướng đi tại điểm bị lạc để đi tắt đến đường cũ hay đi thẳng đến nơi cần đến.
+ Nếu lạc ở trong rừng, cần xác định phương hướng bằng Mặt Trời, hướng gió, sự phát triển của cây độc lập,... và có thể đi theo đường mòn, dòng suối,... để ra khỏi khu vực bị lạc. Ban đêm có thể dựa vào Mặt Trăng và sao hoặc nơi phát ra ánh sáng, tiếng động để xác định phương hướng.