Câu hỏi/bài tập:
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 3,4, nêu xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh?
- Đọc kỹ phần 2b. Xu thế đa cực(SGK trang 15)
- Chỉ ra xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
Advertisements (Quảng cáo)
- Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta không còn. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, có sức mạnh vượt trội và ra sức thiết lập thế giới đơn cực.
- Đầu thế kỷ XXI, trật tự thế giới từng bước chuyển sang đa cực, biểu hiện: Mỹ bị suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác. Các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên, khẳng định sức mạnh về kinh tế quân sự, chính trị đối với thế giới.
- Vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn. Tiêu biểu là nhóm 7 nền kinh tế công nghiệp lớn nhất thế giới (G7), nhóm 20 nền kinh tế lớn thế giới (G20), nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRICS), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)... Bên cạnh đó, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia cũng có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.
- Trong một thế giới đa cực, các quốc gia vừa cạnh tranh vừa hợp tác nhằm vươn lên và khẳng định vị thế của mình. Xu thế đa cực đem lại những thời cơ lớn nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cho các nước.