Trang chủ Lớp 12 SGK Tin học 12- Chân trời sáng tạo AI có thể được chia thành bao nhiêu loại? em hãy cho...

AI có thể được chia thành bao nhiêu loại? em hãy cho biết đặc trưng mỗi loại...

Dựa vào sách giáo khoa để phân loại AI. Giải chi tiết Câu hỏi trang 9 Luyện tập 1 - Bài A1. Giới thiệu trí tuệ nhân tạo - SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

AI có thể được chia thành bao nhiêu loại? em hãy cho biết đặc trưng mỗi loại.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào sách giáo khoa để phân loại AI

AI được chia thành hai loại chính dựa theo khả năng mô phỏng trí tuệ của con người:

AI hẹp hay AI yếu.

Advertisements (Quảng cáo)

AI tổng quát hay AI rộng.

Answer - Lời giải/Đáp án

AI có thể được chia thành 2 loại chính dựa theo khả năng mô phỏng trí tuệ của con người. Đó là:

1. AI hẹp hay AI yếu (Artificial Narrow Intelligence - ANI): được xây dựng để thực hiện một hoặc một số lượng giới hạn các nhiệm vụ. Các hệ thống AI tính đến năm 2023 đều thuộc loại ANI, ANI chỉ có thể giải quyết nhiệm vụ theo những gì đã được học mà không có khả năng tổng hợp tri thức hoặc áp dụng vào các lĩnh vực khác. Ví dụ, một hệ thống ANI được xây dựng để nhận dạng khuôn mặt có trong một bức ảnh. Hệ thống này có thể hoạt động tốt để nhận dạng khuôn mặt, nhưng không thể phân loại các đối tượng khác trong ảnh.

2. AI tổng quát hay AI rộng (Artificial General Intelligence - AGI): được nhà vật lý học người Mỹ Mark Gubrud đề cập vào năm 1997 và thuật ngữ này được giới thiệu nhiều hơn từ năm 2002 bởi Shane Legg - nhà nghiên cứu về AI. AGI là AI có khả năng tự học từ dữ liệu mới, tự chuyển đổi giữa các nhiệm vụ khác nhau và áp dụng tri thức từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. AGI có khả năng thích nghi và giải quyết các vấn đề phức tạp tương tự như con người. Một số hệ thống AI phổ biến như GPT-4 thể hiện mức độ thông minh tổng quát, thực hiện được các nhiệm vụ trong lĩnh vực toán học, sinh học, lịch sử, nghệ thuật. GPT-4 còn có khả năng hiểu ngôn ngữ và tạo ra văn bản giống con người, trả lời các câu hỏi phức tạp, học và xử lý các loại dữ liệu hình ảnh, giọng nói, video, văn bản.