Câu hỏi/bài tập:
Nhiều thí nghiệm chứng tỏ rằng hạt nhân (được giả thiết là hình cầu) có bán kính R được cho bởi công thức:
\(R = {R_0}{A^{\frac{1}{3}}}\) (1.1)
Với A là số khối của hạt nhân và R0 = 1,2.10-15 m.
Do đó, thể tích của hạt nhân được tính theo công thức:
\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi R_0^3A\) (1.2)
Công thức (1.2) cho thấy, thể tích hạt nhân tỉ lệ thuận với số khối A.
Biết rằng, khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị amu xấp xỉ số khối A của nó.
Advertisements (Quảng cáo)
Hãy tính khối lượng riêng của hạt nhân để chứng tỏ rằng hầu hết các hạt nhân đều có khối lượng
So sánh khối lượng riêng của hạt nhân với khối lượng riêng của vàng (1,93.104 kg/m3)
Dựa vào công thức 1.1 và 1.2
Khối lượng riêng của hạt nhân: \(\rho = \frac{m}{V} = \frac{{A.1,{{66.10}^{ - 27}}}}{{\frac{4}{3}\pi R_0^3A}} = \frac{{1,{{66.10}^{ - 27}}}}{{\frac{4}{3}\pi {{(1,{{2.10}^{ - 15}})}^3}}} = 0,{23.10^{18}}kg/{m^3}\)
Khối lượng riêng của hạt nhân rất lớn so với khối lượng riêng của vàng