Trang chủ Lớp 12 SGK Vật Lí 12 - Kết nối tri thức Câu hỏi hoạt động trang 43 Vật lý 12 Kết nối tri...

Câu hỏi hoạt động trang 43 Vật lý 12 Kết nối tri thức: Chuẩn bị: Xi lanh thủy tinh dung tích 50 mL, có độ chia nhỏ nhất 1 mL (1). Nhiệt kế điện tử (2)...

Từ kết quả thí nghiệm, thực hiện các yêu cầu. Phân tích, đưa ra lời giải Câu hỏi hoạt động trang 43 SGK Vật lý 12 Kết nối tri thức Bài 10. Định luật Charles.

Chuẩn bị:

- Xi lanh thủy tinh dung tích 50 mL, có độ chia nhỏ nhất 1 mL (1).

- Nhiệt kế điện tử (2).

- Ba cốc thủỷ tinh (3), (4), (5).

- Nút cao su để bịt đầu ra của xi lanh.

- Giá đỡ thí nghiệm (6).

- Nước đá, nước ấm, nước nóng.

- Dầu bôi trơn.

Tiến hành:

Bước 1: Cho một chút dầu bôi trơn vào pit-tông để pit-tông dễ dàng di chuyển trong xi lanh. Điều chỉnh pit-tông ở mức 30 mL, bịt đầu ra của xi lanh bằng nút cao su.

Bước 2: Ghi giá trị nhiệt độ phòng và thể tích không khí trong xi lanh vào vở tương tự như Bảng 10.1.

Bước 3: Đổ nước đá vào cốc (3).

Bước 4: Nhúng xi lanh và nhiệt kế vào cốc. Sau khoảng thời gian 3 phút, ghi giá trị thế tích V của không khí trong xi lanh và nhiệt độ t vào bảng số liệu.

Bước 5: Lần lượt đổ nước ấm vào cốc (4) và nước nóng vào cốc (5). Thực hiện tương tự bước 4 ở mỗi trường hợp.

Từ kết quả thí nghiệm, thực hiện các yêu cầu sau:

Advertisements (Quảng cáo)

- Tính T, \(\frac{V}{T}\)

- Từ số liệu thu được, vẽ đồ thị mối quan hệ V, T.

1. Kết quả thí nghiệm thu được có phù hợp với định luật Charles không?

2. Giải thích tại sao có thể coi quá trình biến đổi trạng thải của khí trong thí nghiệm trên là quá trình đẳng áp?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Từ kết quả thí nghiệm, thực hiện các yêu cầu

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tính T, \(\frac{V}{T}\)

\(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{30}}{{297,5}} = 0,101\)

\(\frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} = \frac{{27}}{{273,5}} = 0,099\)

\(\frac{{{V_3}}}{{{T_3}}} = \frac{{33}}{{314,5}} = 0,105\)

\(\frac{{{V_4}}}{{{T_4}}} = \frac{{35}}{{332,3}} = 0,105\)

-Vẽ đồ thị:

1. Kết quả thí nghiệm thu được phù hợp với định luật Charles

2. Do áp suất khí trong thí nghiệm gần như không đổi nên ta có thể coi đây là quá trình đẳng áp.

Advertisements (Quảng cáo)