Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo Nêu một số lưu ý về:Cách viết văn bản nghị luận so...

Nêu một số lưu ý về:Cách viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.Cách trình bày so sánh...

Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi. Hướng dẫn Câu hỏi 9 trang 162 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo - Ôn tập học kì 1

Trả lời Câu hỏi 9 trang 162 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Đề bài: Nêu một số lưu ý về:

a. Cách viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

b. Cách trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

c. Cách viết bài văn nghị luận về một vấn để có liên quan đến tuổi trẻ.

d. Cách thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước; cách nghe một bài thuyết trình, nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

- Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm theo yêu cầu của để bài.

- Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm; phân tích sự tương đồng/ khác biệt giữa hai tác phẩm (như hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa - xã hội, phong cách nghệ thuật của tác giả hay trường phái, thời đại mà tác giả đại diện,...).

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

- Bố cục bài viết gồm ba phần:

Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm thơ và nêu nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá.

Thân bài: Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng/ khác biệt về đặc điểm/ giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm thơ. Có thể lần lượt chỉ ra những điểm tương đồng/ khác biệt về nội dung/ hình thức hoặc điểm tương đồng/ khác biệt trên từng khía cạnh của nội dung, vấn đề

Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm thể loại của tác phẩm; những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm; nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.

b.

Đối chiếu dàn ý bài nói với bảng kiểm để luyện tập cách trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học (tho) cho khoa học. Lưu ý:

- Sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh tác giả, tác phẩm; sơ đồ so sánh, bảng biểu;...) để tăng tính trực quan và hấp dẫn cho bài nói.

- Lựa chọn cách mở đầu và kết thúc gây ấn tượng, hấp dẫn người nghe.

- Kết hợp giọng điệu với nét mặt, cử chỉ, lời nói,... sao cho phù hợp.

- Dự kiến một số vấn đề mà người nghe có thể thắc mắc và luyện tập trả lời cho thuyết phục, mạch lạc.

c.

Lưu ý: Đề bài viết hấp dẫn, bạn nên chọn những vấn đề xã hội được nhiều người trẻ quan tâm, đang có những ý kiến, quan điểm trái ngược nhau và có ý nghĩa với chính bạn.

- Mục đích của bài viết là gì?

- Người đọc bài viết của bạn là ai? Họ mong đợi điều gì từ bài viết của bạn?

- Sau khi xác định được đề tài, hãy tìm kiếm và thu thập tài liệu cần thiết phục vụ cho bài viết qua các kênh như sách báo, tạp chí, internet hoặc phát phiếu điều tra, khảo sát ý kiến cho những người quan tâm. Tài liệu và ý tưởng thu thập được có thể xoay quanh những nội dung như:

- Những quan điểm, ý kiến xoay quanh vấn đề xã hội bạn đang quan tâm;

- Những lí lẽ, bằng chứng liên quan đến (những) quan điểm, ý kiến cụ thể;

- Những biểu hiện, quan điểm ý kiến trái chiều, tiêu cực (nếu có);

- Những điều chưa được bàn đến hoặc cần được trao đổi sâu hơn về vấn đề.

d.

- Giải thích và xác định các biểu hiện của vấn đề muốn trình bày

Phân tích vấn đề: Lí giải mặt tốt/ xấu, tích cực/ tiêu cực,... của vấn đề; lí giải sự ảnh hưởng/ tác động của vấn đề đến (những) cơ hội phát triển và/ hay thách thức đặt ra với đất nước; sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ quan điểm cá nhân.

- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động liên quan đến vấn đề; chú ý đến những hành động cụ thể để nắm bắt cc hội và khắc phục, đối phó với thách thức.