Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo Nhận xét về cách kết thúc truyện và lời bình của người...

Nhận xét về cách kết thúc truyện và lời bình của người kể chuyện ở cuối văn bản...

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Hướng dẫn Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách kết thúc truyện và lời bình của người kể chuyện ở cuối văn bản.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Kết thúc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện một cách sâu sắc triết lí dân gian ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, gieo gió gặt bão. Kẻ gian trá, xấu xa như hồn ma tướng giặc họ Thôi đã phải chịu tội còn người cương trực, khẳng khái như Ngô Tử Văn xứng đáng được muôn đời ngợi ca. Lòng cảm phục và thái độ ngợi ca của Nguyễn Dữ đã được thể hiện một cách trực tiếp trong lời bình ngay sau kết thúc truyện. Theo ông, con người sống trên đời không sợ “cứng quá thì gãy” mà chỉ sợ không thể cứng được. Ngô Tử Văn một kẻ sĩ nước Vỉệt là người đã luôn giữ cho mình sự cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Cũng từ nhân vật này, người đọc có thể thấy Nguyễn Dữ rất đề cao sự cứng cỏi trong nhân cách kẻ sĩ. Thực ra đã là trí thức thì cần rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Quan niệm của Nguyễn Dữ về nhân cách kẻ sĩ không phải không đúng nhưng có lẽ chưa đầy đủ, trọn vẹn. Nếu kẻ sĩ lức nào cũng cứng quá thì chắc chắn cũng sẽ cổ lúc phải gãy.

Có khi sức hấp dẫn của những câu chuyện lại ở kết thúc giàu ý nghĩa. Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ không chỉ làm người đọc hài lòng bởi một kết thúc có hậu mà còn khiến chúng ta phải có những giây phút lắng lại để chiêm nghiệm về ý nghĩa của kết thúc đó.