Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 69 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt một truyện kể dân gian có sử dụng yếu tố kì ảo và cho biết tác dụng của yếu tố kì ảo trong tác phẩm.
- Tìm đọc một truyện kể dân gian có yếu tố kì ảo
- Phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo
Advertisements (Quảng cáo)
Tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng:
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi sứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.
Trong truyện Thánh Gió, có nhiều chi tiết hoang đường và kì ảo được sử dụng để thể hiện nội dung truyện. Đây là bài phân tích 1 chi tiết kì ảo trong truyền thuyết Thánh Gióng:
- Câu chuyện về việc "Mẹ ướm chân lên một vết chân rất to, thì mang thai suốt 12 tháng rồi sinh ra Gióng”: Chi tiết này là một ví dụ rất rõ ràng về việc tác giả sử dụng sự hoang đường và kì ảo để tạo ra một tác phẩm vô cùng đặc biệt. Trong thực tế, quy luật sinh sản của con người là hoài thai trong khoảng 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, trong truyện Thánh Gióng, việc Mẹ mang thai suốt 12 tháng là một biểu trưng cho sự thiêng liêng và kì diệu. Điều này thể hiện sự đặc biệt và siêu phàm của Thánh Gióng, người được xem như một thần thánh và nhân vật hùng mạnh trong văn học và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.