A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Các thành phần cấu tạo chình của Hệ Mặt Trời là Mặt Trời, các hành tinh và các vệ tinh. Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời. Lực hấp dẫn của Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ. Nguồn năng lượng của Mặt Trời là phản ứng nhiệt hạch trong đó các hạt nhân của hidro được tổng hợp thành hạt nhân heli.
2. Các hành tinh: Có 8 hành tinh theo thứ tự tính từ Mặt Trời ra xa là Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều, trùng với chiều quay của bản thân Mặt Trời quanh minh nó. Hệ Mặt Trời có cấu trúc hình đĩa phẳng, các hành tinh gần như cùng nằm trên một phẳng, mặt phẳng đó gọi là mặt phẳng hoàng đạo.
Xung quanh đa số hành tinh có các vệ tinh. Chúng chuyển động hầu như trên cùng một mặt phẳng quanh hành tinh.
Ngoài ra, trong hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tinh, sao chổi và thiên thạch.
Advertisements (Quảng cáo)
3. Sao là một khối khí nóng sáng, giống như Mặt Trời. Nhiệt độ ở trong lòng các ngôi sao lên đến hàng chục triệu độ, trong đó xảy ra các phản ứng nhiệt hạch. Khối lượng các sao nằm trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần khối lượng Mặt Trời.
4. Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân. Tổng số sao trong một thiên hà có thể lên đến vài trăm tỉ. Đa số các thiên hà có dạng hình xoắn ốc.
5. Hệ Mặt Trời là thành viên của một thiên hà mà ta gọi là Ngân Hà. Ngân Hà có dạng hình đĩa, phần giữa phồng to, ngoài mép dẹt.
Hệ Mặt Trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân Hà, cách tâm một khoảng cỡ \(\frac{2}{3}\) bán kính của nó. Ngân Hà cũng có cấu trúc dạng xoắn ốc.