Trang chủ Lớp 2 Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo Đánh giá cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời...

Đánh giá cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo. Đọc truyện Người thiếu niên anh hùng...

Hướng dẫn làm bài Đánh giá cuối học kì 2 trang 143, 144, 145, 146 SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

A. ĐỌC THÀNH TIẾNG TRUYỆN SAU:

Người thiếu niên anh hùng

B. ĐỌC BÀI SAU

Một chuyến đi

Dựa vào bài đọc, em hãy:

1. Trả lời các câu hỏi dưới đây:

a. Ngày hai bạn lên đường, cảnh vật thế nào?

b. Vì sao hai bạn “nhìn không biết chán”, “mỏi chẳng muốn dừng”?

c. Mỗi con vật trong đoạn văn cuối được tả bằng những từ ngữ nào?

d. Em thích điều gì trong chuyến đi của hai bạn? Vì sao?

Trả lời

a. Chọn như sau:

b. Vì “non sông thật tuyệt vời”

c. Mỗi con vật trong đoạn văn cuối được tả bằng những từ ngữ sau:

  • gọng vó - đen xạm, gầy, cao
  • cua - mắt lồi
  • săn sắt, thầu dầu - lăng xăng

d. Học sinh trả lời theo ý thích của mình.

Gợi ý: Em thích nhất là hình ảnh đàn săn sắt và thầu dầu lăng xăng đuổi theo bè của Dế Mèn. Vì hình ảnh này thật thú vị và ngộ nghĩnh.

2. Tìm từ ngữ phù hợp trả lời cho từng câu hỏi dưới đây:

a. Khi nào bầu trời trong xanh?

b. Ở đâu mây trắng bồng bềnh trôi?

Học sinh tham khảo các từ sau:

a. Khi vào mùa thu, bầu trời trong xanh.

b. Trên bầu trời, mây trắng bồng bềnh trôi.

3. Viết 1 - 2 câu nêu điều em thích sau khi đọc xong bài Một chuyến đi.

Sau khi đọc “Một chuyến đi”, em ấn tượng bởi những con vật trong bài. Những con vật như anh gọng vó, ả cua kềnh,… được tác giả nhân hóa và miêu tả vô cùng sinh động, gợi cảm.

C. VIẾT

1. Nghe - viết: Một chuyến đi (từ đầu đến chẳng muốn dừng)

2. Đặt câu để phân biệt cặp từ sau: dàn - giàn

Học sinh tham khảo các câu sau:

- Trên giàn mướp, những quả mướp béo tròn lúc lắc theo gió.

- Những hạt mưa dàn đều ra ở khắp nơi như quân lính ra trận.

Advertisements (Quảng cáo)

3. Thay  bằng dấu câu phù hợp và chép lại đoạn văn cho đúng:

Ôi, tôi sắp được gặp các bạn hoa cỏ dưới gốc cây kia∎ bạn hãy rong ruổi một mình nhé∎ còn tôi, tôi sẽ ở lại với mẹ của tôi∎

Bài làm

Ôi, tôi sắp được gặp các bạn hoa cỏ dưới gốc cây kia. Bạn hãy rong ruổi một mình nhé! Còn tôi, tôi sẽ ở lại với mẹ của tôi.

Theo Trần Bắc Quý

4. Viết 4 - 5 câu thuật lại một việc làm góp phần giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp.

Gợi ý:

  • Em đã tham gia làm việc gì?
  • Em tham gia làm công việc đó như thế nào?
  • Em cảm thấy thế nào khi làm công việc đó?

Bài làm

Em đã tham gia nhặt dọn dẹp vệ sịn lớp học. Em đã cùng các bạn lau sạch bảng, bàn ghế, nhặt rác xung quanh lớp học và quét dọn, lau phòng học. Chúng em cùng nhau dọn dẹp rất đoàn kết. Em cảm thấy rất vui vì sau khi dọn xong, lớp học rất sạch sẽ mà cả lớp em cũng thân thiết với nhau hơn

D. NGHE ĐỌC TRUYỆN SAU

Kiến và ve

Cuối hè, bầu trời trong xanh vời vợi, nắng vàng rực rỡ. Ve vừa đàn vừa hát. Thấy kiến đang tìm thức ăn, ve bảo:

- Đến hát cùng tôi bạn ơi. Kiến đáp:

- Tôi cần kiếm thức ăn để dành khi mùa đông đến.

Ve nói:

- Từ từ rồi làm cũng chưa muộn mà!

Mặc cho ve rủ, kiến vẫn đi tìm thức ăn. Còn ve vẫn ca hát. Mùa đông đến, kiến ở trong nhà không lo đói rét. Ve thì không có gì để ăn. Vừa đói vừa rét, nó phải đến nhà kiến xin ăn, xin ở nhờ. Lúc này, và rất hối hận vì suốt mùa hè chỉ rong chơi.

Theo La Phông-ten (Jean De La Fontaine), Nguyễn Văn Vĩnh dịch

1. Dựa vào truyện vừa nghe, chọn ý đúng:

a. Ve rủ kiến làm gì?

b. Kiến không làm theo lời rủ của ve vì kiến:

c. Vì sao ve ân hận?

a. ca hát

b. phải đi tìm thức ăn

c. Vì mải rong chơi suốt mùa hè

2. Nói về điều em học được từ câu chuyện Kiến và ve.

- Em học được từ câu chuyện Kiến và ve là: Chúng ta nên chăm chỉ, tích lũy những điều cần thiết trong cuộc sống, nên dự phòng và chuẩn bị cho tương lai chứ không nên bị động, mải chơi, lười biếng như Ve để rồi cuối cùng vừa đói, rét, lại không có gì để ăn khi đông đến.

Advertisements (Quảng cáo)