Phần I
Nhìn tranh, kể tên những con vật đi dự ngày hội rừng xanh. |
Em quan sát kĩ bức tranh và kể tên các con vật có trong bức tranh đó.
Những con vật đi dự ngày hội rừng xanh là: chim gõ kiến, gà rừng, công, khướu, kì nhông.
Phần II
Ngày hội rừng xanh
Từ ngữ:
- Mõ: nhạc cụ dân gian làm bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, dùng để điểm nhịp hoặc báo hiệu, phát hiệu lệnh.
- Lĩnh xướng: hát đơn ca một câu, một đoạn trước hoặc sau phần hát của tập thể
- Cọn nước: vật hình bánh xe có gắn một hệ thống ống bằng tre, nứa, có thể tự quay được nhờ sức nước, dùng để đưa nước từ suối, sông lên ruộng.
- Ảo thuật: làm biến hóa các đồ vật một cách nhanh và khéo léo như có phép lạ.
Câu 1
Các sự vật dưới đây tham gia vào ngày hội như thế nào? |
Em quan sát kĩ các bức tranh và cho biết các sự vật trong mỗi bức tranh là gì? Chúng tham gia vào ngày hội như thế nào?
- Tranh 1: Tre, trúc – thổi nhạc sáo
- Tranh 2: cọn nước – chơi trò đu quay
- Tranh 3: nấm – mang ô đi hội
- Tranh 4: suối – gảy nhạc đàn
Câu 2
Cùng bạn hỏi – đáp về hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh. M: - Chim gõ kiến làm gì? Advertisements (Quảng cáo) - Chim gõ kiến nổi mõ. |
Em đọc kĩ bài đọc và dựa vào mẫu để đặt câu hỏi – đáp.
- Gà rừng làm gì?
- Gà rừng gọi mọi người trong rừng dậy đi hội.
- Công làm gì?
- Công dẫn đầu đội múa.
- Khướu làm gì?
- Khưới lĩnh xướng dàn ca.
- Kì nhông làm gì?
- Kì nhông diễn ảo thuật.
Câu 3
Bài thơ nói đến những âm thanh nào? Những âm thanh ấy có tác dụng gì? |
Em đọc kĩ lại bài thơ và tìm những âm thanh được nói đến trong bài.
Những âm thanh được nói đến trong bài là: nhạc sáo, nhạc đàn
Câu 6
Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? |
Em suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
Em thích nhất hình ảnh nấm mang ô đi hội. Vì hình ảnh những chiếc nấm nhỏ xinh được miêu tả rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Nội dung
Bài thơ thể hiện sự vui nhộn của ngày hội rừng xanh. Thiên nhiên xung quanh chúng ta là một thế giới vô cùng kì thú và hấp dẫn. |