Trang chủ Lớp 3 Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức Luyện tập – Bài 20 Trò chuyện cùng mẹ trang 95 Tiếng...

Luyện tập – Bài 20 Trò chuyện cùng mẹ trang 95 Tiếng Việt lớp 3: Tìm các từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây...

Hướng dẫn làm bài 1, 2, 3, 4 trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức: Luyện từ và câu – Bài 20 Trò chuyện cùng mẹ

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 1 trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 3

Tìm các từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây:

Bà nội của tôi là bà ngoại của em Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý bà vì cả hai đều được bà chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, bà đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng.

(Theo Vũ Tú Nam)

Trả lời:

– Các từ chỉ người thân trong đoạn văn là: Bà nội, bà ngoại, em, chị em, Đốm, em My, em Chăm.

Câu 2 trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Tìm thêm từ ngữ chỉ những người thân bên nội và bên ngoại.

Trả lời:

– Từ ngữ chỉ những người thân bên nội: ông nội, bà nội, bố, chú, bác, cô, anh, chị, thím.

– Từ ngữ chỉ những người thân bên ngoại: ông ngoại, bà ngoại, mẹ, cậu, mợ, dì.

Câu 3 trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 KNTT

Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì?

Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Theo Thanh Tịnh)

a. Để báo hiệu lời nói trực tiếp

Advertisements (Quảng cáo)

b. Để báo hiệu phần giải thích

c. Để báo hiệu phần liệt kê

Lời giải:

Dấu hai chấm trong câu văn đã trích dùng để:

b. Để báo hiệu phần giải thích

Câu 4 trang 95 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Xác định công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn dưới đây:

a. Trong cái túi vải thô của bà có đủ thứ quà, mùa nào thức nấy: nhãn tháng Sáu, na tháng Bảy, roi mùa hạ, gương sen mùa thu.

(Theo Ma Văn Kháng)

b. Hoa giấy có một đặc điểm khác với nhiều loài hoa: hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên.

(Theo Trần Hoài Dương)

c. Chú sóc có bộ lông khá đẹp: ưng xám nhưng bụng và chóp đuôi lại đỏ rực.

(Theo Ngô Quân Miện)

Trả lời:

Báo hiệu phần giải thích Báo hiệu phần liệt kê
(b) (a), (c)