1. Chia sẻ những trải nghiệm của cá nhân về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
2. Xây dựng tình huống và thảo luận cách ứng phó trong các trường hợp:
- bị bỏ rơi, ít được quan tâm
- bị đe dọa
- bị chửi mắng
3. Thực hành thể hiện cách ứng phó đối với các tình huống đã xây dựng.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi. Sử dụng internet, sách, báo,…để tra cứu thêm thông tin.
1. Cách bản thân phòng tránh bị xâm hại tinh thần:
- Luôn chia sẻ câu chuyện của mình với bạn bè, thầy cô.
- Bày tỏ mong muốn với bố, mẹ, anh, chị, em và người thân trong gia đình về một cuộc sống không bị bạo lực tinh thần
Advertisements (Quảng cáo)
- Thể hiện mong muốn được yêu thương, được nói chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ.
- Kiểm soát được cảm xúc của bản thân, tránh để mình bị rơi vào những cảm xúc tiêu cực, hoặc tình trạng sống quá khép kín hay tăng động.
- Thẳng thắn chia sẻ với người thân trong gia đình về cảm xúc của mình khi người lớn gây áp lực hoặc quá kỳ vọng đối với mình.
- Ghi nhật ký để giải tỏa tâm trạng
2. - Trường hợp 1: bị bỏ rơi, ít được quan tâm
Tình huống: bố mẹ mải mê đi làm kiếm tiền, không quan tâm đến con
Cách ứng phó: Bày tỏ mong muốn với bố, mẹ rằng mình cần được quan tâm hơn, cần sự chăm sóc và yêu thương từ bố mẹ
- Trường hợp 2: bị đe dọa
Tình huống: bị anh chị lớp trên đe dọa đánh đập
Cách ứng phó: báo cáo với thầy cô để thầy cô có thể giải quyết
- Trường hợp 3: bị chửi mắng
Tình huống: bị mẹ chửi mắng vì đạt điểm thấp
Cách ứng phó: Thẳng thắn chia sẻ với mẹ về cảm xúc của mình khi bị gây áp lực hoặc quá kỳ vọng đối với mình.