Câu 1
Tính bằng 2 cách (theo mẫu)?
Mẫu: 4 x 3 x 2 = ?
Cách 1: 4 x 3 x 2 = (4 x 3) x 2 = 12 x 2 = 24
Cách 2: 4 x 3 x 2 = 4 x (3 x 2) = 4 x 6 = 24
a) 4 x 2 x 5 = ?
b) 7 x 2 x 3 = ?
c) 6 x 3 x 3 = ?
d) 6 x 2 x 4 = ?
(a x b) x c = a x (b x c)
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và thứ ba.
a) 4 x 2 x 5 = ?
Cách 1: 4 x 2 x 5 = (4 x 2) x 5 = 8 x 5 = 40
Cách 2: 4 x 2 x 5 = 4 x (2 x 5) = 4 x 10 = 40
b) 7 x 2 x 3 = ?
Cách 1: 7 x 2 x 3 = (7 x 2) x 3 = 14 x 3 = 42
Cách 2: 7 x 2 x 3 = 7 x (2 x 3) = 7 x 6 = 42
c) 6 x 3 x 3 = ?
Cách 1: 6 x 3 x 3 = (6 x 3) x 3 = 18 x 3 = 54
Cách 2: 6 x 3 x 3 = 6 x (3 x 3) = 6 x 9 = 54
d) 6 x 2 x 4 = ?
Cách 1: 6 x 2 x 4 = (6 x 2) x 4 = 12 x 4 = 48
Cách 2: 6 x 2 x 4 = 6 x (2 x 4) = 6 x 8 = 48
Câu 2
Tô các miếng bìa ghi biểu thức có giá trị bằng nhau bởi cùng một màu.
Tìm các miếng bìa có giá trị bằng nhau rồi tô cùng một màu
Các miếng bìa có giá trị bằng nhau là:
8 x 5 x 2 = 40 x 2 = 8 x 10
9 x 6 = 9 x 3 x 2 = 27 x 2
Học sinh tự tô màu.
Câu 3
Rô-bốt làm 3 chiếc bánh kem. Mỗi chiếc bánh kem được cắt thành 5 phần, mỗi phần có 2 quả dâu tây. Hỏi Rô-bốt đã dùng tất cả bao nhiêu quả dâu tây?
Advertisements (Quảng cáo)
Cách 1:
- Tìm số phần bánh = số phần của một chiếc bánh x số chiếc bánh
- Số quả dâu tây đã dùng = số quả dâu tây của 1 phần bánh x số phần bánh.
Cách 2:
- Số quả dâu tây trên mỗi chiếc bánh = Số quả dâu tây trên mỗi phần bánh x số phần bánh
- Số quả dâu tây đã dùng = Số quả dâu tây trên mỗi chiếc bánh x số chiếc bánh
Tóm tắt
Có: 3 chiếc bánh
Mỗi chiếc bánh: 5 phần
Mỗi phần: 2 quả
Tất cả: ? quả
Bài giải
Ba chiếc bánh kem được cắt làm số phần là:5 x 3 = 15 (phần)
Rô-bốt đã dùng số quả dâu tây là:2 x 15 = 30 (quả)
Đáp số: 30 quả dâu tây
Cách 2
Số quả dâu tây trên mỗi chiếc bánh là:
2 x 5 = 10 (quả)
Số quả dâu tây Rô-bốt đã dùng là:
10 x 3 = 30 (quả)
Đáp số: 30 quả dâu tây
Câu 4
Để so sánh giá trị của hai biểu thức 3 x 5 x 7 và 7 x 11 ta có thể làm như sau:
Có: 3 x 5 x 7 = (3 x 5) x 7 (dùng tính chất kết hợp của phép nhân)
= 15 x 7
= 7 x 15 (dùng tính chất giao hoán của phép nhân)
vì 15 > 11 nên 7 x 15 > 7 x 11
Vậy 3 x 5 x 7 > 7 x 11.
Bằng cách tương tự như trên, hãy so sánh giá trị của hai biểu thức 4 x 6 x 8 và 6 x 20
Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để so sánh hai biểu thức
Có 4 x 6 x 8 = (4 x 8) x 6 (dùng tính chất kết hợp của phép nhân)
= 32 x 6
= 6 x 32 (dùng tính chất giao hoán của phép nhân)
Vì 32 > 20 nên 6 x 32 > 6 x 20
Vậy 4 x 6 x 8 > 6 x 20