Thay chữ bằng số rồi tính giá trị biểu thức đó. Hướng dẫn trả lời Câu 2 - Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (tiết 1) trang 14.
Câu hỏi/bài tập:
a) Tính giá trị của các biểu thức sau với m = 4, n = 5, p = 3.
(A): m x (n + p)
(B): (m + n) x p
(C): m x n + m x p
(D): m x p + n x p
b) Viết vào chỗ chấm cho thích hợp.
Hai biểu thức ở câu a có giá trị bằng nhau là:
biểu thức ........... và biểu thức .......... ; biểu thức ........... và biểu thức ..........
Advertisements (Quảng cáo)
Thay chữ bằng số rồi tính giá trị biểu thức đó.
a) Với m = 4, n = 5, p = 3 thì:
(A): m x (n + p) = 4 x (5 + 3) = 4 x 8 = 32
(B): (m + n) x p = (4 +5) x 3 = 9 x 3 = 27
(C): m x n + m x p = 4 x 5 + 4 x 3 = 20 + 12 = 32
(D): m x p + n x p = 4 x 3 + 5 x 3 = 12 + 15 = 27
b)
Hai biểu thức ở câu a có giá trị bằng nhau là:
biểu thức A và biểu thức C ; biểu thức B và biểu thức D