Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) Câu hỏi 1
Chia sẻ về tấm gương người tốt, việc tốt
HS liên hệ thực tế chia sẻ về tấm gương người tốt, việc tốt mà em biết.
Cô giáo vùng cao Trương Thị Nhượng (tỉnh Hà Giang) - người đã tận tụy suốt nhiều chục năm ở vùng đất chỉ có núi và... núi. Cô là người có đóng góp đáng kể trong việc kết nối, kêu gọi đầu tư xã hội hoá cho những ngôi trường vùng cao. Bằng sự nhiệt huyết, cô Nhượng kêu gọi được các nhà hảo tâm xây mới năm điểm trường, sửa chữa ba điểm trường, xây dựng nhiều cây cầu, nhà tình thương cho người dân vùng cao. Mong mỏi lớn nhất của cô là có được ngôi trường đàng hoàng để tập hợp trẻ mồ côi; học sinh miền núi có thêm miếng thịt trong bữa ăn, có chiếc áo ấm để mặc
Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) Câu hỏi 2
Hưởng ứng phong trào "Người tốt, việc tốt”.
HS liên hệ thực tế chia sẻ về tấm gương người tốt, việc tốt mà em biết.
HS tích cực hưởng ứng phong trào "Người tốt, việc tốt” qua việc noi gương và thực hiện những hành động có ích cho cộng đồng, xã hội.
Hoạt động (HĐ) 1
- Vẽ tranh về nghề mình mơ ước.
- Đố bạn nhìn tranh em vừa vẽ để đoán được nghề em mơ ước
- Tổng hợp mơ ước nghề nghiệp của các bạn trong lớp.
HS liên hệ bản thân để thực hiện bài tập.
HS tích cực tham gia vẽ tranh về nghề mình mơ ước và đố các bạn trong lớp. HS có thể vẽ tranh về các nghề như: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, luật sư...
Hoạt động (HĐ) 2 Câu hỏi 1
Nêu tên nghề em mơ ước
- Tên nghề;
- Công việc cụ thể của nghề;
- Những đóng góp của nghề cho xã hội;
- Một số đức tính cần có của nghề
- Những khó khăn khi làm nghề;
- Tấm gương tiêu biểu của người làm nghề;
- Lý do chọn nghề đó là nghề mơ ước.
Nghề em mơ ước: nghề giáo viên
Hoạt động (HĐ) 2 Câu hỏi 2
Tìm hiểu những thông tin cơ bản về nghề đó
- Tên nghề;
- Công việc cụ thể của nghề;
- Những đóng góp của nghề cho xã hội;
- Một số đức tính cần có của nghề
- Những khó khăn khi làm nghề;
- Tấm gương tiêu biểu của người làm nghề;
- Lý do chọn nghề đó là nghề mơ ước.
Thông tin cơ bản về nghề:
- Tên nghề: Giáo viên Ngữ văn
- Công việc cụ thể của nghề: Tham gia giảng dạy môn Ngữ văn và xây dựng các hoạt động ngoại khóa liên quan đến môn học.
Advertisements (Quảng cáo)
- Những đóng góp của nghề cho xã hội: Đào tạo các thế hệ học sinh trở thành những người có đủ tâm - trí - lực để cống hiến cho xã hội
- Một số đức tính cần có của nghề: kiên nhẫn, trách nhiệm, yêu thương, bao dung
- Những khó khăn khi làm nghề: mức độ stress cao, khối lượng công việc lớn.
- Tấm gương tiêu biểu của người làm nghề: thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Ngọc Ký...
- Lý do chọn nghề đó là nghề mơ ước: Em muốn trở thành một giáo viên giỏi để đào tạo thế hệ tương lai, góp ích cho công cuộc xây dựng đất nước
Hoạt động (HĐ) 2 Câu hỏi 3
Giới thiệu về nghề em mơ ước với những nội dung đã chuẩn bị
- Tên nghề;
- Công việc cụ thể của nghề;
- Những đóng góp của nghề cho xã hội;
- Một số đức tính cần có của nghề
- Những khó khăn khi làm nghề;
- Tấm gương tiêu biểu của người làm nghề;
- Lý do chọn nghề đó là nghề mơ ước.
Thông tin cơ bản về nghề:
- Tên nghề: Giáo viên Ngữ văn
- Công việc cụ thể của nghề: Tham gia giảng dạy môn Ngữ văn và xây dựng các hoạt động ngoại khóa liên quan đến môn học.
- Những đóng góp của nghề cho xã hội: Đào tạo các thế hệ học sinh trở thành những người có đủ tâm - trí - lực để cống hiến cho xã hội
- Một số đức tính cần có của nghề: kiên nhẫn, trách nhiệm, yêu thương, bao dung
- Những khó khăn khi làm nghề: mức độ stress cao, khối lượng công việc lớn.
- Tấm gương tiêu biểu của người làm nghề: thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Ngọc Ký...
- Lý do chọn nghề đó là nghề mơ ước: Em muốn trở thành một giáo viên giỏi để đào tạo thế hệ tương lai, góp ích cho công cuộc xây dựng đất nước
Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 1
Sắm vai về nghề em mơ ước
- Lựa chọn một nghề em mơ ước;
- Tập hợp nhóm bạn cùng nghề mơ ước;
- Xây dựng kịch bản sắm vai;
- Thực hành sắm vai về nghề em mơ ước theo kịch bản đã xây dựng.
HS tích cực tham gia sắm vai nghề em mơ ước: giáo viên, kĩ sư, bác sĩ...để hiểu rõ hơn về đặc thù công việc, tính chất của nghề.
Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 2
Nêu cảm xúc và những điều em học được sau khi sắm vai
- Lựa chọn một nghề em mơ ước;
- Tập hợp nhóm bạn cùng nghề mơ ước;
- Xây dựng kịch bản sắm vai;
- Thực hành sắm vai về nghề em mơ ước theo kịch bản đã xây dựng.
Sau khi sắm vai, em cảm thấy rất vui và tự hào. Em cảm thấy mình đã có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng về nghề giáo viên. Em cũng cảm thấy mình đã sẵn sàng hơn cho ước mơ trở thành một giáo viên giỏi.
- Điều học được:
+ Kỹ năng truyền đạt: Em học được cách truyền đạt, giảng dạy những nội dung kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả.
+ Kỹ năng thấu hiểu tâm lý: Em học được cách thấu hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh