Câu 1
Tính thể tích của hình hộp chữ nhật (theo mẫu):
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo). $V = a \times b \times c$
Câu 2
a) Tính thể tích của hình lập phương (theo mẫu):
b) Từ kết quả tính toán trong câu a, hãy nêu nhận xét: thể tích của hình lập phương thay đổi như thế nào khi cạnh của nó gấp lên hai lần?
Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh (cùng một đơn vị đo).
$V = a \times a \times a$
a)
b) Từ kết quả tính toán trong câu a, ta có nhận xét: thể tích của hình lập phương tăng lên 8 lần khi cạnh của nó gấp lên hai lần.
Câu 3
Số?
a) Cần (?) khối lập phương cạnh 1 cm để xếp thành một hình hộp chữ nhât có chiều dài 8 cm, chiều rộng 4 cm và chiều cao 3 cm.
b) Thể tích của hình hộp chữ nhât xếp được là (?) dm3.
Advertisements (Quảng cáo)
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo). $V = a \times b \times c$
a)
Thể tích hình hộp chữ nhật xếp được là:
$8 \times 4 \times 3 = 96$(cm3)
Mỗi khối lập phương cạnh 1 cm có thể tích là 1 cm3
Vậy cần 96 : 1 = 96 khối lập phương cạnh 1 cm để xếp thành một hình hộp chữ nhât có chiều dài 8 cm, chiều rộng 4 cm và chiều cao 3 cm.
b) Thể tích của hình hộp chữ nhật xếp được là:
96 cm3 = 0,096 dm3.
Vậy thể tích của hình hộp chữ nhât xếp được là 0,096 dm3.
Câu 4
Một bể cá cảnh hình hộp chữ nhật. Biết kích thước trong lòng bể là: chiều dài 1,8 m, chiều rộng 0,65 m, chiều cao 0,8 m. Sau khi thả hòn non bộ vào bể, mực nước trong bể dâng cao thêm 3 cm. Tính thể tích hòn non bộ.
- Chiều cao mực nước dâng thêm chính là chiều cao của hòn non bộ.
- Thể tích của hòn non bộ bằng thể tích phần nước dâng lên có chiều cao là 3 cm.
Đổi: 3 cm = 0,03 m
Thể tích hòn non bộ là:
$1,8 \times 0,65 \times 0,03 = 0,0351$(m3)
Đáp số: 0,0351 m3.