Trang chủ Lớp 5 SGK Toán 5 - Bình Minh Bài 14. Luyện tập trang 19 Toán 5 – Bình Minh: Có...

Bài 14. Luyện tập trang 19 Toán 5 - Bình Minh: Có ba bình đựng nước kích thước như nhau, bình thứ nhất và bình thứ hai có chứa nước và bình thứ ba chưa có...

Hướng dẫn giải toán lớp 5 trang 19 - Luyện tập - SGK Bình Minh. Tính: Rút gọn rồi tính: Chọn kết quả đúng cho mỗi phép tính sau: Tính bằng cách thuận tiện...Có ba bình đựng nước kích thước như nhau, bình thứ nhất và bình thứ hai có chứa nước và bình thứ ba chưa có

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 19

Tính:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai phân số đã quy đồng.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) $\frac{5}{8} + \frac{3}{5} = \frac{{25}}{{40}} + \frac{{24}}{{40}} = \frac{{49}}{{40}}$

b) $\frac{2}{5} + \frac{2}{7} = \frac{{14}}{{35}} + \frac{{10}}{{35}} = \frac{{24}}{{35}}$

c) $\frac{1}{5} + \frac{2}{3} = \frac{3}{{15}} + \frac{{10}}{{15}} = \frac{{13}}{{15}}$


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 19

Rút gọn rồi tính:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Khi rút gọn phân số ta có thể làm như sau:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1

- Chia cả tử số và mẫu số cho số đó

Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản

Answer - Lời giải/Đáp án

a) $\frac{4}{8} + \frac{5}{7} = \frac{1}{2} + \frac{5}{7} = \frac{7}{{14}} + \frac{{10}}{{14}} = \frac{{17}}{{14}}$

b) $\frac{3}{4} + \frac{{15}}{{25}} = \frac{3}{4} + \frac{3}{5} = \frac{{15}}{{20}} + \frac{{12}}{{20}} = \frac{{27}}{{20}}$

c) $\frac{6}{8} + \frac{6}{{21}} = \frac{3}{4} + \frac{2}{7} = \frac{{21}}{{28}} + \frac{8}{{28}} = \frac{{29}}{{28}}$


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 19

Chọn kết quả đúng cho mỗi phép tính sau:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tính kết quả của mỗi phép tính rồi nối với kết quả đúng.

Answer - Lời giải/Đáp án


Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 19

Tính bằng cách thuận tiện:

a) $\frac{3}{4} + \frac{1}{3} + \frac{1}{4}$

b) $\frac{4}{7} + \frac{3}{2} + \frac{3}{7}$

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phân số để tính.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) $\frac{3}{4} + \frac{1}{3} + \frac{1}{4} = \left( {\frac{3}{4} + \frac{1}{4}} \right) + \frac{1}{3} = 1 + \frac{1}{3} = \frac{3}{3} + \frac{1}{3} = \frac{4}{3}$

b) $\frac{4}{7} + \frac{3}{2} + \frac{3}{7} = \left( {\frac{4}{7} + \frac{3}{7}} \right) + \frac{3}{2} = 1 + \frac{3}{2} = \frac{2}{2} + \frac{3}{2} = \frac{5}{2}$


Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 19

Chọn đáp án đúng:

Có ba bình đựng nước kích thước như nhau, bình thứ nhất và bình thứ hai có chứa nước và bình thứ ba chưa có chứa nước (hình bên). Hỏi nếu đổ hết nước cả hai bình đầu vào bình thứ ba, thì mực nước ở bình thứ ba sẽ chạm tới vạch chia nào?

A. Vạch 1

B. Vạch 2

C. Vạch 3

D. Vạch 4

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xác định số phần lượng nước ổ bình thứ nhất và bình thứ hai so với số phần bình thứ ba.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ta thấy: Các bình đựng nước có kích thước như nhau

Bình thứ nhất: Lượng nước = $\frac{1}{2}$ bình

Bình thứ hai: Lượng nước = $\frac{2}{5}$ bình

Vậy nếu đổ hết nước cả hai bình đầu vào bình thứ 3 thì lượng nước chiếm số phần của bình là:

$\frac{1}{2}$ + $\frac{2}{5}$= $\frac{9}{{10}}$ (bình)

Các vạch chia bình thứ ba thành 10 phần bằng nhau.

Vậy mực nước ở bình thứ ba sẽ chạm tới vạch 1.

Chọn A.

Advertisements (Quảng cáo)