Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 85 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Đặt tính rồi tính.
a) 18,75 : 15
b) 4 : 25
c) 8 : 3,2
d) 2, 436 : 0,42
* Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên, ta đặt tính như chia hai số tự nhiên rồi thực hiện như sau:
- Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
- Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia.
- Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia.
Chú ý: Nếu phép chia còn dư, ta có thể viết thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia.
* Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số 0.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
* Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:
- Viết dấu phẩy vào bên phải số thương.
- Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp.
- Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.
* Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau:
- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 85 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tính nhẩm.
a) 4,1 : 0,1
b) 39 : 0,1
c) 1,25 : 0,1
d) 0,982 : 0,001
Muốn chia một số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001; ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, ... chữ số.
a) 4,1 : 0,1 = 41
b) 39 : 0,1 = 390
c) 1,25 : 0,01 = 125
d) 0,982 : 0,001 = 982
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 85 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Chọn các cặp biểu thức có giá trị bằng nhau.
Tính giá trị của các biểu thức rồi nối các cặp biểu thức có giá trị bằng nhau.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 85 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
a) Chia một số cho 0,1 tức là nhân số đó với .?.
b) Chia một số cho 0,2 tức là nhân số đó với .?.
c) Chia một số cho 0,5 tức là nhân số đó với .?.
d) Chia một số cho 0,25 tức là nhân số đó với .?.
Đổi các số 0,1; 0,2; 0,5; 0,25 thành các phân số. Áp dụng tính chất phép chia phân số thì ta nhân với phân số nghịch đảo của phân số đó
Ta có: \(0,1 = \frac{1}{{10}}\); \(0,2 = \frac{2}{{10}} = \frac{1}{5}\); \(0,5 = \frac{5}{{10}} = \frac{1}{2}\); \(0,25 = \frac{{25}}{{100}} = \frac{1}{4}\)
Vậy
a) Chia một số cho 0,1 tức là nhân số đó với 10.
b) Chia một số cho 0,2 tức là nhân số đó với 5.
c) Chia một số cho 0,5 tức là nhân số đó với 2.
d) Chia một số cho 0,25 tức là nhân số đó với 4.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 85 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
Thừa số chưa biết = thương : thừa số đã biết
Áp dụng phương pháp tính ngược từ cuối lên.
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 85 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tính giá trị của biểu thức.
a) 0,6 : 1,2 x 3,4
b) 58,26 – 70,02 : 1,8
c) 6,3 : (0,12 + 0,3)
Advertisements (Quảng cáo)
Trong biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước ; cộng, trừ sau.
Trong biểu thức có chứa dấu ngoặc ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
a) 0,6 : 1,2 x 3,4
= 0,5 x 3,4
= 1,7
b) 58,26 – 70,02 : 1,8
= 58,26 – 38,9
= 19,36
c) 6,3 : (0,12 + 0,3)
= 6,3 : 0,42
= 15
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 85 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Người ta rót hết 36 l dầu ăn vào các chai, mỗi chai chứa 0,75 l dầu. Cứ 6 chai dầu lại xếp vào 1 hộp. Hỏi cần bao nhiêu hộp để đựng hết số dầu đó?
- Tính số chai dầu rót được = số lít dầu : số lít dầu mỗi chai chứa được
- Tính số hộp để đựng hết số dầu = số chai dầu rót được : số chai trong 1 hộp
Tóm tắt
Mỗi chai: 0,75 l dầu
Cứ 6 chai: xếp 1 hộp
36 l dầu ăn : .?. hộp.
Bài giải
36 l dầu rót được số chai là:
36 : 0,75 = 48 (chai)
Cần số hộp để đựng hết số dầu đó là:
48 : 6 = 8 (hộp)
Đáp số: 8 hộp.
Câu 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 86 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Quan sát phép chia dưới đây.
Trong phép chia này, số dư là 0,01.
Thử lại: 0,22 x 12 + 0,01 = 2,65.
Tìm số dư của phép chia sau rồi thử lại.
Thực hiện theo mẫu.
Trong phép chia này, số dư là 0,23.
Thử lại: 0,15 x 24 + 0,23 = 3,83.
Câu 9
Trả lời câu hỏi 9 trang 86 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
May một cái áo sơ mi hết 1,6 m vải. Có 20 m vải thì may được nhiều nhất bao nhiêu cái áo sơ mi như thế và còn thừa bao nhiêu mét vải?
- Tính may được nhiều nhất số cái áo sơ mi như thế và còn thừa số mét vải = số mét vải có : số mét vải may 1 áo sơ mi
- Trong kết quả, thương là số áo sơ mi cần tìm, số dư là số mét vải còn thừa.
Tóm tắt
1 áo sơ mi: 1,6 m vải
20 m vải: nhiều nhất .?. áo sơ mi, dư .?. mét vải
Bài giải
20 m vải thì may được nhiều nhất số áo sơ mi là:
20 : 1,6 = 12 (dư 0,8) (cái)
Vậy 20 m vải thì may được nhiều nhất 12 cái áo sơ mi như thế và còn thừa 0,8 mét vải.
Thử thách
Trả lời câu hỏi Thử thách trang 86 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
Thông thường 1 l dầu thực vật (dầu ăn) cân nặng 0,9 kg. Nếu lấy 1 tấn dầu thực vật đóng đều vào các chai, mỗi chai đựng 1 l thì cần khoảng .?. chai (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
- Số chai dầu tương ứng với số lít dầu thực vật.
- Tính số lít dầu thực vật = Số kg dầu thực vật đã có : cân nặng của 1 l dầu thực vật
Đổi 1 tấn = 1 000 kg
1 tấn dầu thực vật tương ứng với số lít dầu thực vật là:
1 000 : 0,9 = 1111,1111 (lít)
Số chai dầu tương ứng với số lít dầu thực vật nên cần khoảng 1111 chai. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)
Khám phá
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 86 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
Dưới đây là biểu đồ cho biết khối lượng dầu thực vật được sản xuất ở nước ta từ năm 2015 đến năm 2018. Trong khoảng thời gian này, trung bình mỗi năm nước ta sản xuất .?. nghìn tấn dầu thực vật.
- Tính trung bình số dầu thực vật mỗi năm nước ta sản xuất = (tổng số dầu đã sản xuất từ năm 2015 – 2018) : số năm
Trung bình mỗi năm nước ta sản xuất số nghìn tấn dầu thực vật là:
(966,1 + 1034,7 + 1078,6 + 1168,8) : 4 = 1062,05 (nghìn tấn)
Vậy trong khoảng thời gian này, trung bình mỗi năm nước ta sản xuất 1062,05 nghìn tấn dầu thực vật.