Thực hành Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 37
Thực hiện theo yêu cầu.
Điền nội dung thích hợp vào ô trống.
Thực hành Câu 2
Trả lời câu hỏi 1 trang 37
Lấy các hình lập phương có cạnh dài 1 cm theo yêu cầu rồi viết số đo.
a) Bảy xăng-ti-mét khối.
b) Mười xăng-ti-mét khối.
Thực hiện theo mẫu.
a) Bảy xăng-ti-mét khối: 7 cm3
b) Mười xăng-ti-mét khối: 10 cm3
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 38
Viết và đọc số đo thể tích của mỗi hình dưới đây.
Quan sát hình vẽ và đếm số hình lập phương nhỏ cạnh 1 cm.
- Thể tích hình A là 9 cm3
- Thể tích hình B là 18 cm3
- Thể tích hình C là 27 cm3
Luyện tập Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 38
Quan sát hai hình D và E dưới đây.
a) Mỗi hình có thể tích là bao nhiêu xăng-ti-mét khối?
Advertisements (Quảng cáo)
b) Nếu ghép hai hình D và E dưới đây thì được hình nào ở Bài 1?
Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
a) Thể tích hình D là 11 cm3
Thể tích hình E là 7 cm3
b) Thể tích của hai hình D và E là: 11 + 7 = 18 (cm3)
Vậy nếu ghép hai hình D và E dưới đây thì được hình B ở bài 1
Thực hành
Trả lời câu hỏi Thực hành trang 38
Viết số đo thể tích của một hình lập phương nhỏ màu hồng dưới dạng phân số và số thập phân.
Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Thể tích 1 hình lập phương nhỏ màu hồng bằng $\frac{1}{8}$ thể tích hình lập phương to.
Vậy thể tích 1 hình lập phương nhỏ màu hồng = $\frac{1}{8}$ = 0,125 (cm3)
Hoạt động thực tế
Trả lời câu hỏi Hoạt động thực tế trang 38
Em đoán xem, thể tích của hộp phấn mà các bạn đang thảo luận là bao nhiêu xăng-ti-mét khối?
Bước 1: Đổi từ đơn vị dm sang cm
Bước 2: Tìm xem xếp được bao nhiêu hình lập phương cạnh 1 cm vào hộp phấn
Bước 3: Tìm thể tích 1 hình lập phương
Bước 4: Tìm thể tích hộp phấn
Đổi 1 dm = 10 cm
Vậy ta xếp được số hình lập phương cạnh 1 cm vào hộp phấn là: 10 x 10 x 10 = 1000 (hình)
Thể tích 1 hình lập phương là: 1 x 1 x 1 = 1 (cm3)
Thể tích hộp phấn là: 1 x 1000 = 1000 (cm3)