Luyện tập 1 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 9 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Đặt tính rồi tính.
- Đặt tính
- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: Tính lần lượt từ phải sang trái.
- Với phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải.
Luyện tập 1 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 9 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Không thực hiện phép tính, hãy tìm các cặp biểu thức có giá trị bằng nhau.
Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và nhân một số với một tổng:
a + b = b + a
(a + b) + c = a + (b + c)
a x (b + c) = a x b + a x c
483 + 5 109 = 5 109 + 483
45 x 999 = 999 x 45
875 + 500 + 500 = 871 + (500 + 500) 2 x 75 + 2 x 25 = 2 x (75 + 25)
Luyện tập 1 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 9 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Mai mua hai gói bim bim hết số tiền là 18 000 đồng. Trong đó, gói bim bim cua có giá hơn gói bim bim mực là 4 000 đồng. Tính giá tiền mỗi gói bim bim Mai đã mua.
- Giá tiền gói bim bim cua = (Tổng + Hiệu) : 2
- Giá tiền gói bim bim mực = (Tổng – Hiệu) : 2
Tóm tắt
Bài giải
Giá tiền bim bim cua là:
(18 000 + 4 000) : 2 = 11 000 (đồng)
Giá tiền bim bim mực là:
11 000 – 4 000 = 7 000 (đồng)
Đáp số: bim bim cua: 11 000 đồng; bim bim mực 7 000 đồng.
Luyện tập 1 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 9 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Tính tổng tất cả các số trong hình bên bằng cách thuận tiện.
Nhóm các số thành tổng của các số tròn nghìn rồi tính
400 + 500 + 300 + 600 + 280 + 510 + 100 + 500 + 490 + 900 + 720 + 700
= (400 + 600) + (500 + 500) + (300 + 700) + (280 + 720) + (510 + 490) + (100 + 900)
= 1 000 + 1 000 + 1 000 + 1 000 + 1 000 + 1 000
= 6 000
Luyện tập 2 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Tính giá trị của biểu thức.
- Biểu thức có chứa phép cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.
- Biểu thức có dấu ngoặc thì thực hiện phép tính trong ngoặc trước
a) 3 713 – 200 x 5 = 3 713 – 1 000
= 2 713
b) 1 500 + (750 + 250) : 2 = 1 500 + 1 000 : 2
Advertisements (Quảng cáo)
= 1 500 + 500
= 2 000
Luyện tập 2 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 10 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Tìm chữ số thích hợp.
Dựa vào cách đặt tính rồi tính để tìm chữ số thích hợp cho mỗi ô trống.
Luyện tập 2 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 10 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Tính bằng cách thuận tiện.
a) Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để nhóm các số có tích là số tròn trăm.
b) Áp dụng công thức: a x b + a x c = a x (b + c)
a) 25 x 99 x 4 = (25 x 4) x 99
= 100 x 99
= 9 900
b) 2 025 x 17 + 83 x 2 025 = 2 025 x (17 + 83)
= 2 025 x 100
= 202 500
Luyện tập 2 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 10 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Rô-bốt đã bán bốn bức tranh với giá tiền tương ứng như hình dưới đây.
Hỏi trung bình mỗi bức tranh của Rô-bốt có giá bao nhiêu tiền?
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
Trung bình mỗi bức tranh của Rô-bốt có giá tiền là:
(85 500 + 150 000 + 425 000 + 55 500) : 4 = 179 000 (đồng)
Đáp số: 179 000 đồng
Luyện tập 2 Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 10 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Bác Ba chia 525 kg gạo vào các túi, mỗi túi 15 kg.
a) Hỏi 7 túi như vậy có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
b) Biết rằng bác Ba bán mỗi túi gạo đó với giá 250 000 đồng. Hỏi bác Ba thu được bao nhiêu tiền khi bán hết số gạo đó?
a) Số kg gạo trong 7 túi = số kg gạo mỗi túi x 7
b) Tính số túi gạo = số gạo : số kg gạo mỗi túi.
Số tiền thu được = giá tiền của mỗi túi gạo x số túi gạo
Tóm tắt
Có: 525 kg gạo
1 túi: 15 kg
a) 7 túi: ? kg
b) 1 túi: 250 000 đồng
Thu được: ? đồng
Bài giải
a) Số ki-lô-gam gạo trong 7 túi là:
15 x 7 = 105 (kg)
b) Số túi gạo bác Ba chia được là:
525 : 15 = 35 (túi)
Bác Ba thu được số tiền là:
250 000 x 35 = 8 750 000 (đồng)
Đáp số: 8 750 000 đồng