Trang chủ Lớp 5 SGK Toán 5 - Kết nối tri thức Bài 9. Luyện tập chung trang 29 Toán 5 – Kết nối...

Bài 9. Luyện tập chung trang 29 Toán 5 - Kết nối tri thức: Một bút bi giá 4 500 đồng, một quyển vở giá 7 000 đồng...

Hướng dẫn giải toán lớp 5 trang 29 - Luyện tập chung - SGK kết nối tri thức Bài 9. Luyện tập chung. Sân trường của Trường Tiểu học Đoàn Kết dạng hình chữ nhật có chu vi 84m, Tìm phân số thập phân thích hợp. Một đoàn xe ô tô chở học sinh đi tham quan gồm 6 xe...Một bút bi giá 4 500 đồng, một quyển vở giá 7 000 đồng

Luyện tập 1 Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 29 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Chọn câu trả lời đúng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Xác định hàng của chữ số 6 để tìm giá trị của chữ số đó đã cho. b) So sánh các số đã cho để tìm số lớn nhất.

c) So sánh các phân số đã cho để tìm phân số bé nhất.

d) Chuyển phân số thành hỗ số rồi chọn đáp án thích hợp.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Chữ số 6 trong số 960 730 thuộc hàng chục nghìn nên có giá trị là 60 000.

Chọn D

b) Số lớn nhất trong các số đã cho là 110 200.

Chọn C

c) Ta có $\frac{{11}}{{12}} = \frac{{33}}{{36}}$ ; $\frac{7}{9} = \frac{{28}}{{36}}$ ; $\frac{2}{3} = \frac{{24}}{{36}}$

Mà $\frac{{23}}{{36}} < \frac{{24}}{{36}} < \frac{{28}}{{36}} < \frac{{33}}{{36}}$ nên $\frac{{23}}{{36}}$ là phân số bé nhất trong các phân số đã cho.

Chọn A

d) $\frac{{143}}{{100}} = \frac{{100 + 43}}{{100}} = \frac{{100}}{{100}} + \frac{{43}}{{100}} = 1 + \frac{{43}}{{100}} = 1\frac{{43}}{{100}}$

Chọn B


Luyện tập 1 Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 29 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Tính.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đặt tính

- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: tính lần lượt từ phải sang trái.

- Với phép chia: Chia từ trái sang phải

Answer - Lời giải/Đáp án


Luyện tập 1 Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 29 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Số?

Một bút bi giá 4 500 đồng, một quyển vở giá 7 000 đồng. Nam mua 2 bút bi và 7 quyển vở. Nam đưa cho chô bán hàng tờ tiền 100 000 đồng. Hỏi cô bán hàng trả lại Nam bao nhiêu tiền?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào thông tin ở đề bài rồi điền số thích hợp vào chỗ trống.

Answer - Lời giải/Đáp án

Số tiền Nam mua 2 bút bi là:

4 500 x 2 = 9 000 (đồng)

Số tiền Nam mua 7 quyển vở là:

7 000 x 7= 49 000 (đồng)

Số tiền Nam mua bút bi và vở là:

9 000 + 49 000 = 58 000 (đồng)

Số tiền cô bán hàng trả lại Nam là:

100 00058 000 = 42 000 (đồng)

Đáp số: 42 000 đồng


Luyện tập 1 Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 30 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Sân trường của Trường Tiểu học Đoàn Kết dạng hình chữ nhật có chu vi 142 m, chiều dài hơn chiều rộng 13 m. Tính diện tích sân trường đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Tìm nửa chu vi sân trường = chu vi : 2.

- Chiều dài sân trường = (tổng + hiệu) : 2.

- Chiều rộng sân trường = nửa chu vi – chiều rộng sân trường.

- Diện tích sân trường = chiều dài x chiều rộng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nửa chu vi sân trường là:

142 : 2 = 71 (m)

Chiều dài sân trường là:

(71 + 13) : 2 = 42 (m)

Chiều rộng sân trường là:

71 – 42 = 29 (m)

Diện tích sân trường là:

42 x 29 = 1 218 (m2)

Đáp số: 1 218 m2


Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 30 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Tính.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số của hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn thực hiện phép chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số đảo ngược của phân số thứ hai.

Answer - Lời giải/Đáp án

$\frac{5}{4} + \frac{4}{3} = \frac{{15}}{{12}} + \frac{{16}}{{12}} = \frac{{31}}{{12}}$ $\frac{{10}}{9} - \frac{3}{5} = \frac{{50}}{{45}} - \frac{{27}}{{45}} = \frac{{23}}{{45}}$

$\frac{9}{8} \times \frac{4}{7} = \frac{{9 \times 4}}{{8 \times 7}} = \frac{{9 \times 4}}{{4 \times 2 \times 7}} = \frac{9}{{14}}$

$12:\frac{6}{5} = 12 \times \frac{5}{6} = \frac{{60}}{6} = 10$


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 30 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Tính giá trị của biểu thức.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

- Nếu biểu thức chứa dấu ngoặc thì ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) 35 700 : 50 + 68 x 46 = 714 + 3 128

= 3 842

b) $\frac{{16}}{9} \times \left( {6:\frac{{32}}{9}} \right) - \frac{7}{5} = \frac{{16}}{9} \times \left( {6 \times \frac{9}{{32}}} \right) - \frac{7}{5} = \frac{{16}}{9} \times \frac{{27}}{{16}} - \frac{7}{5} = 3 - \frac{7}{5} = \frac{{15}}{5} - \frac{7}{5} = \frac{8}{5}$


Luyện tập 2 Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 30 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Tìm phân số thập phân hoặc hỗn số thích hợp.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng cách đổi:

1 mm = $\frac{1}{{10}}\;$cm ; 1cm = $\frac{1}{{100}}$ m= $\frac{1}{{1000}}$ km

1g = $\frac{1}{{1\;000}}\;$kg ; $1$ kg = $\frac{1}{{1\;000}}$ tấn

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án


Luyện tập 2 Câu 4

Trả lời câu hỏi 3 trang 30 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Một đoàn xe ô tô chở học sinh đi tham quan gồm 6 xe, mỗi xe chở 35 học sinh và 9 xe, mỗi xe chở 40 học sinh. Hỏi trung bình mỗi xe ô tô đó chở bao nhiêu học sinh?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Tính số học sinh 6 xe chở = số học sinh ở một xe x số xe.

- Tính số học sinh ở 9 xe chở = số học sinh ở một xe x số xe.

- Tính tổng số xe chở học sinh.

- Số học sinh trung bình mỗi xe chở = (số học sinh ở 6 xe + số học sinh ở 9 xe) : tổng số xe.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tóm tắt

6 xe: 35 học sinh/xe

9 xe: 40 học sinh/xe

Trung bình mỗi xe: ? học sinh

Bài giải

Số học sinh 6 xe chở là:

35 x 6 = 210 (học sinh)

Số học sinh ở 9 xe chở là:

40 x 9 = 360 (học sinh)

Tổng số xe chở học sinh là:

6 + 9 = 15 (xe)

Trung bình mỗi xe chở số học sinh là:

(210 + 360) : 15 = 38 (học sinh)

Đáp số: 38 học sinh


Luyện tập 3 Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 31 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Ước lượng kết quả phép tính.

a) Kết quả phép tính 12 020 – 6 915 khoảng mấy nghìn?

b) Kết quả phép tính 36 070 + 23 950 khoảng mấy chục nghìn?

c) Kết quả phép tính 598 600 – 101 500 khoảng mấy trăm nghìn?

d) Kết quả phép tính 4 180 300 + 3 990 700 khoảng mấy triệu?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Làm tròn các số theo yêu cầu đề bài rồi ước lượng kết quả phép tính.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Làm tròn số 12 020 và 6 915 đến hàng nghìn được số 12 000 và 7 000.

Vậy kết quả phép tính 12 020 – 6 915 khoảng 12 000 – 7 000 = 5 000

b) Làm tròn số 36 070 và 23 950 đến hàng chục nghìn được số 40 000 và 20 000.

Vậy kết quả phép tính 36 070 + 23 950 khoảng 40 000 + 20 000 = 60 000

c) Làm tròn số 598 600 và 101 500 đến hàng trăm nghìn được số 600 000 và 100 000.

Vậy kết quả phép tính 598 600 – 101 500 khoảng 600 000 – 100 000 = 500 000

d) Làm tròn số 4 180 300 và 3 900 700 đến hàng triệu được số 4 000 000

Vậy kết quả phép tính 4 180 300 + 3 990 700 khoảng 4 000 000 + 4 000 000 = 8 000 000


Luyện tập 3 Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 31 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491. Hỏi kể từ năm nay, còn bao nhiêu năm nữa sẽ kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Xác định năm hiện tại

- Năm kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm = năm sinh + 600

- Số năm nữa sẽ đến kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm = Năm kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – năm nay.

Answer - Lời giải/Đáp án

Năm nay là năm 2024.

Năm kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là: 1491 + 600 = 2091

Kể từ năm nay, còn số năm nữa sẽ đến kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là:

2091 – 2024 = 67


Luyện tập 3 Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 31 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Cô Ba mang 120 quả trứng gà ra chợ bán. Lần thứ nhất, cô Ba bán được $\frac{1}{8}$ số trứng đó. Lần thứ hai, cô Ba bán được $\frac{2}{7}$ số trứng còn lại sau lần bán thứ nhất. Hỏi cô Ba đã bán được tất cả bao nhiêu quả trứng gà?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Số trứng lần thứ nhất bán được = tổng số trứng x $\frac{1}{8}$

- Tìm số trứng còn lại sau lần bán thứ nhất

- Số trứng lần thứ hai bán được = Số trứng còn lại sau lần bán thứ nhất x $\frac{2}{7}$

- Số trứng bán được = Số trứng lần thứ nhất bán được + số trứng lần thứ hai bán được

Answer - Lời giải/Đáp án

Tóm tắt

Có: 120 quả trứng

Lần thứ nhất: $\frac{1}{8}$ số trứng

Lần thứ hai: $\frac{2}{7}$ số trứng còn lại

Cả hai lần: ? quả trứng

Bài giải

Số trứng lần thứ nhất bán được là:

$120 \times \frac{1}{8} = 15\;$(quả)

Số trứng còn lại sau lần bán thứ nhất là:

120 – 15 = 105 (quả)

Số trứng lần thứ hai bán được là:

$105\; \times \frac{2}{7} = 30$ (quả)

Cả hai lần cô Ba bán được số quả trứng là:

15 + 30 = 45 (quả)

Đáp số: 45 quả trứng


Luyện tập 3 Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 31 SGK Toán 4 Kết nối tri thức

Tính bằng cách thuận tiện.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng công thức: a x b + a x c = a x (b + c)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) 524 x 63 + 524 x 37 – 2 400 = 524 x (63 + 37) – 2 400

= 524 x 100 – 2 400

= 52 400 – 2 400

= 50 000

Advertisements (Quảng cáo)