Luyện tập 1 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 11 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Viết rồi đọc phân số chỉ số phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây.
- Phân số chỉ phần đã tô màu có tử số là số phần đã tô màu, mẫu số là số phần bằng nhau.
- Khi đọc phân số ta đọc tử số trước, dấu gạch ngang đọc là “phần”, sau đó đọc mẫu số.
- Hình A: $\frac{3}{8}$
Đọc là: Ba phần tám tám - Hình B: $\frac{1}{6}$
Đọc là: Một phần sáu
- Hình C: $\frac{5}{9}$
Đọc là: Năm phần chín
Luyện tập 1 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 11 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
a) Số?
b) Rút gọn các phân số: $\frac{{18}}{{24}};\frac{{56}}{{42}};\frac{{72}}{{90}}.$
a)
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
b) Cách rút gọn phân số:
- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
- Chia tử số và mẫu số cho số đó.
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
a)
b) $\frac{{18}}{{24}} = \frac{{18:6}}{{24:6}} = \frac{3}{4}$
$\frac{{56}}{{42}} = \frac{{56:7}}{{42:7}} = \frac{8}{6} = \frac{4}{3}$
$\frac{{72}}{{90}} = \frac{{72:9}}{{90:9}} = \frac{8}{{10}} = \frac{4}{5}$
Luyện tập 1 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 11 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Chọn câu trả lời đúng.
a) Phân số nào dưới đây là phân số tối giản?
A. $\frac{{16}}{{18}}$
B. $\frac{{15}}{{12}}$
C. $\frac{7}{9}$
D. $\frac{{25}}{{30}}$
b) $\frac{3}{5}$ bằng phân số chỉ phần đã tô màu của hình nào dưới đây?
a) Phân số tối giản là phân số có tử số và mẫu số không cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
b) Phân số chỉ phần đã tô màu có tử số là số phần đã tô màu, mẫu số là số phần bằng nhau.
a) Phân số $\frac{7}{9}$ là phân số tối giản. Chọn C.
b) $\frac{3}{5}$ bằng phân số chỉ phần đã tô màu của hình B. Chọn B.
Luyện tập 1 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 12 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Quy đồng mẫu số các phân số.
a) $\frac{9}{5}$và $\frac{{21}}{{40}}$
b) $\frac{{17}}{{30}}$và $\frac{{53}}{{90}}$
c) $\frac{1}{3};\frac{7}{{12}}$và $\frac{{35}}{{48}}$
- Xác định mẫu số chung
- Tìm thương của mẫu số chung và mẫu số của phân số kia.
- Lấy thương tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số cần quy đồng
a) $\frac{9}{5}$và $\frac{{21}}{{40}}$
$\frac{9}{5} = \frac{{9 \times 8}}{{5 \times 8}} = \frac{{72}}{{40}}$
b) $\frac{{17}}{{30}}$và $\frac{{53}}{{90}}$
$\frac{{17}}{{30}} = \frac{{17 \times 3}}{{30 \times 3}} = \frac{{51}}{{90}}$
c) $\frac{1}{3};\frac{7}{{12}}$và $\frac{{35}}{{48}}$
$\frac{1}{3} = \frac{{1 \times 16}}{{3 \times 16}} = \frac{{16}}{{48}}\,;\,\,\frac{7}{{12}} = \frac{{7 \times 4}}{{12 \times 4}} = \frac{{28}}{{48}}$
Luyện tập 1 Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 12 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Advertisements (Quảng cáo)
Tính.
$\frac{{6 \times 12 \times 17}}{{17 \times 4 \times 20}}$
Chia nhẩm cả tử số và mẫu số cho các thừa số chung.
$\frac{{6 \times 12 \times 17}}{{17 \times 4 \times 20}} = \frac{{2 \times 3 \times 4 \times 3 \times 17}}{{17 \times 4 \times 10 \times 2}} = \frac{9}{{10}}$
Luyện tập 2 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 12 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
> , < , = ?
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
- Trong hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
Luyện tập 2 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 12 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Chọn câu trả lời đúng.
- Nếu tử số lớn mẫu số thì phân số lớn hơn 1.
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
a) $\frac{{31}}{{29}} > 1$ (Phân số $\frac{{31}}{{29}}$có tử số lớn hơn mẫu số)
Chọn B
b) $\frac{{12}}{{28}} = \frac{{12:4}}{{28:4}} = \frac{3}{7}$
Ta có $\frac{3}{7} < \frac{4}{7}$ nên $\frac{{12}}{{28}} < \frac{4}{7}$
Chọn D
c) $\frac{5}{8} = \frac{{5 \times 4}}{{8 \times 4}} = \frac{{20}}{{32}}$. Ta có $\frac{{25}}{{32}} > \frac{{20}}{{32}}$
Chọn B
Luyện tập 2 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 12 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Cho các phân số $\frac{3}{4};\frac{7}{{12}};\frac{{20}}{{16}};\frac{{19}}{{24}}.$ Viết các phân số đã cho theo thứ tự:
a) Từ bé đến lớn.
b) Từ lớn đến bé.
So sánh các phân số đã cho rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớp và từ lớn đến bé.
a) Ta có: $\frac{{20}}{{16}} = \frac{{20:4}}{{16:4}} = \frac{5}{4}$
Chọn mẫu số chung là 24. Quy đồng mẫu số các phân số ta có:
$\frac{3}{4} = \frac{{18}}{{24}}\,\,\,;\,\,\,\,\,\frac{7}{{12}} = \frac{{14}}{{24}}\,\,\,;\,\,\,\,\,\frac{5}{4} = \frac{{30}}{{24}}$
Ta có \[\frac{{14}}{{24}} < \frac{{18}}{{24}} < \frac{{19}}{{24}} < \frac{{30}}{{24}}\] hay $\frac{7}{{12}} < \frac{3}{4} < \frac{{19}}{{24}} < \frac{{20}}{{16}}.$
Các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: $\frac{7}{{12}};\,\,\frac{3}{4};\,\,\frac{{19}}{{24}};\,\,\frac{{20}}{{16}}$
b) Các phân số viết theo thứ tự từ lớn đến bé là: $\frac{{20}}{{16}};\,\,\frac{{19}}{{24}};\,\,\frac{3}{4};\,\,\frac{7}{{12}}$
Luyện tập 2 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 13 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Cho biết số học sinh khối 5 tham gia các môn thể thao ở Câu lạc bộ thể thao của một số trường tiểu học như sau:
Trong các môn thể thao trên, môn nào được học sinh khối 5 của trường tiểu học đó tham gia nhiều nhất?
So sánh các phân số đã cho ở đề bài để trả lời câu hỏi.
Ta có: $\frac{1}{3} = \frac{5}{{15}}\,\,\,\,;\,\,\,\,\frac{2}{5} = \frac{6}{{15}}\,\,\,;\,\,\,\,\frac{1}{5} = \frac{3}{{15}}$
Vì $\frac{3}{{15}} < \frac{4}{{15}} < \frac{5}{{15}} < \frac{6}{{15}}$ nên $\frac{1}{5} < \frac{4}{{15}} < \frac{1}{3} < \frac{2}{5}$
Vậy trong các môn thể thao trên, môn bóng đá được học sinh khối 5 của trường tiểu học đó tham gia nhiều nhất.
Luyện tập 2 Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 13 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Đố em!
Số?
- Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
- Trong hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn.
Ta có: $\frac{3}{8} < \frac{4}{8}$và $\frac{4}{8} < \frac{4}{7}$ nên số cần điền là số 4.