Luyện tập 1 Câu 1
Tính.
a) 536 817 + 82 579
981 759 – 645 267
b) 64,38 + 93,46
86,09 – 54,3
c) $\frac{4}{7} + \frac{3}{5}$
$\frac{{10}}{9} - \frac{5}{6}$
a) Thực hiện cộng, trừ hai số tự nhiên.
b) Thực hiện cộng, trừ hai số thập phân.
c) Thực hiện cộng, trừ hai phân số không cùng mẫu số.
a) 536 817 + 82 579 = 619 396
981 759 – 645 267 = 336 492
b) 64,38 + 93,46 = 147,84
86,09 – 54,3 = 31,79
c) $\frac{4}{7} + \frac{3}{5} = \frac{{4 \times 5}}{{7 \times 5}} + \frac{{3 \times 5}}{{5 \times 7}} = \frac{{20}}{{35}} + \frac{{15}}{{35}} = \frac{{35}}{{35}} = 1$
$\frac{{10}}{9} - \frac{5}{6} = \frac{{10 \times 2}}{{9 \times 2}} - \frac{{5 \times 3}}{{6 \times 3}} = \frac{{20}}{{18}} - \frac{{15}}{{18}} = \frac{5}{{18}}$
Luyện tập 1 Câu 2
Tìm số hoặc chữ thích hợp với dấu “?”.
Điền số hoặc chữ thích hợp và ô trống.
Luyện tập 1 Câu 3
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 275 + (725 + 486)
b) (3,29 + 4,63) + 5,37
c) 63,4 + 597 + 36,6
d) $\frac{4}{9} + \frac{7}{{12}} + \frac{5}{{12}} + \frac{5}{9}$
- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn, ….
- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các phân số có cùng mẫu số với nhau.
a) 275 + (725 + 486) = (275 + 725) + 486 = 1 000 + 486 = 1 486
b) (3,29 + 4,63) + 5,37 = 3,29 + (4,63 + 5,37) = 3,29 + 10 = 13,29
c) 63,4 + 597 + 36,6 = (63,4 + 36,6) + 597 = 100 + 597 = 697
d) $\frac{4}{9} + \frac{7}{{12}} + \frac{5}{{12}} + \frac{5}{9} = \left( {\frac{4}{9} + \frac{5}{9}} \right) + \left( {\frac{7}{{12}} + \frac{5}{{12}}} \right) = 1 + 1 = 2$
Luyện tập 1 Câu 4
Rô-bốt nối hai cây gậy ngắn, mỗi cây gậy dài 0,8 m thành cây gậy dài AB. Cho biết chỗ nối là đoạn MN dài 0,15 m (như hình vẽ). Hỏi cây gậy AB dài bao nhiêu mét?
Chiều dài cây gậy AB = chiều dài hai cây gậy ngắn x 2 – độ dài đoạn nối MN x 2.
Chiều dài cây gậy AB là:
0,8 x 2 – 0,15 x 2 = 1,3 (m)
Đáp số: 1,3 m
Luyện tập 2 Câu 1
Tính rồi thử lại (theo mẫu).
a) 8 549 + 9 627
b) 35,71 – 29,4
c) $\frac{{11}}{9} - \frac{3}{4}$
Thực hiện theo mẫu.
Luyện tập 2 Câu 2
Tính giá trị biểu thức.
a) 175 – (59,3 + 35,7) – 24,5
b) $\frac{{13}}{{18}} + \left( {\frac{7}{6} - \frac{7}{{12}} - \frac{1}{4}} \right)$
- Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
- Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải.
a) 175 – (59,3 + 35,7) – 24,5 = 175 – 95 – 24,5
= 80 – 24,5
= 55,5
b) $\frac{{13}}{{18}} + \left( {\frac{7}{6} - \frac{7}{{12}} - \frac{1}{4}} \right) = \frac{{13}}{{18}} + \left( {\frac{7}{{12}} - \frac{1}{4}} \right)$
$ = \frac{{13}}{{18}} + \frac{1}{3}$
$ = \frac{{19}}{{18}}$
Luyện tập 2 Câu 3
Số?
Khi chuyển về nhà mới, chú Tư mua một ti vi, một tủ kệ ti vi và một bộ loa thùng hết 17 100 000 đồng. Biết rằng số tiền mua ti vi và bộ loa thùng là 13 600 000 đồng, số tiền mua ti vi nhiều hơn số tiền mua bộ loa thùng là 4 200 000 đồng.
a) Giá tiền của một ti vi là ? đồng.
b) Giá tiền của một tủ kệ ti vi là ? đồng.
c) Giá tiền của một bộ loa thùng là ? đồng.
Áp dụng cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Số bé = (tổng – hiệu) : 2
Cách 2: Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số tiền mua ti vi là:
(13 600 000 – 4 200 000) : 2 = 4 700 000 (đồng)
Số tiền mua bộ loa thùng là:
13 600 000 – 4 700 000 = 8 900 000 (đồng)
Số tiền mua một tủ kệ ti vi là:
17 000 000 – 13 600 000 = 3 400 000 (đồng)
a) Giá tiền của một ti vi là 4 700 000 đồng.
b) Giá tiền của một tủ kệ ti vi là 3 400 000 đồng.
c) Giá tiền của một bộ loa thùng là 8 900 000 đồng.
Luyện tập 2 Câu 4
Buổi sáng, mẹ bóc một cái bánh chưng. Mai ăn $\frac{1}{8}$cái bánh chưng, bố ăn $\frac{1}{4}$cái bánh chưng. Hỏi còn lại bao nhiêu phần bánh chưng chưa ăn?
Số phần bánh chưng chưa ăn = 1 – số phần bánh chưng Mai ăn – số phần bánh chưng bố ăn.
Số phần bánh chưng chưa ăn là:
$1 - \frac{1}{8} - \frac{1}{4} = \frac{5}{8}$(cái)
Đáp số: $\frac{5}{8}$cái bánh chưng.
Luyện tập 3 Câu 1
Tính.
a) 2 508 x 34
617 x 4,5
32,6 x 0,58
b) 45 276 : 98
544,7 : 65
98,28 : 3,6
c) $\frac{{15}}{8} \times \frac{6}{5}$
$\frac{{33}}{{14}}:\frac{{11}}{7}$
$\frac{{16}}{9}:4$
a) Thực hiện nhân hai số tự nhiên, nhân một số tự nhiên với một số thập phân, nhân hai số thập phân.
b) Thực hiện chia hai số tự nhiên, chia một số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số thập phân cho một số thập phân.
c) Thực hiện nhân, chia phân số.
Advertisements (Quảng cáo)
a) 2 508 x 34 = 85 272
617 x 4,5 = 2 776,5
32,6 x 0,58 = 18,908
b) 45 276 : 98 = 462
544,7 : 65 = 8,38
98,28 : 3,6 = 27,3
c) $\frac{{15}}{8} \times \frac{6}{5} = \frac{9}{4}$
$\frac{{33}}{{14}}:\frac{{11}}{7} = \frac{3}{2}$
$\frac{{16}}{9}:4 = \frac{4}{9}$
Luyện tập 3 Câu 2
Tìm số hoặc chữ thích hợp với dấu “?”.
Điền chữ hoặc số thích hợp vào ô trống.
Luyện tập 3 Câu 3
Tính bằng cách thuận tiện.
a) (125 x 0,67) x 8
b) $\frac{8}{9} \times \frac{7}{{11}} + \frac{4}{{11}} \times \frac{8}{9}$
a) Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân.
b) Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.
a) (125 x 0,67) x 8 = (125 x 8) x 0,67 = 1 000 x 0,67 = 670
b) $\frac{8}{9} \times \frac{7}{{11}} + \frac{4}{{11}} \times \frac{8}{9} = \frac{8}{9} \times \left( {\frac{7}{{11}} + \frac{4}{{11}}} \right) = \frac{8}{9} \times 1 = \frac{8}{9}$
Luyện tập 3 Câu 4
Nam mua 3 quyển vở, mỗi quyển giá 7 600 đồng và mua 5 quyển vở khác, mỗi quyển giá 6 000 đồng. Hỏi trung bình mỗi quyển vở Nam mua giá bao nhiêu tiền?
- Tổng giá tiền mua 8 quyển vở = giá tiền mua 3 quyển vở x 3 + giá tiền mua 5 quyển vở x 5.
- Giá tiền trung bình mỗi quyển vở = tổng giá tiền mua 8 quyển vở : 8.
Tổng giá tiền mua 8 quyển vở là:
7 600 x 3 + 6 000 x 5 = 52 800 (đồng)
Giá tiền trung bình mỗi quyển vở là:
52 800 : 8 = 6 600 (đồng)
Đáp số: 6 600 đồng.
Luyện tập 4 Câu 1
Tính rồi thử lại (theo mẫu).
a) 14 138 : 45
b) 8 924 : 23
Thực hiện theo mẫu.
Luyện tập 4 Câu 2
Tính nhẩm.
a) 27,6 x 10
27,6 : 0,1
70,82 x 100
70,82 : 0,01
4,523 x 1 000
4,523 : 0,001
b) 432 x 0,1
432 : 10
360,5 x 0,01
360,5 : 100
697 x 0,001
697 : 1 000
Áp dụng các quy tắc:
- Khi nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, … ta chỉ việc thêm một, hai, ba, … chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, …. cho 10, 100, 1000, … ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, … chữ số 0 ở bên phải số đó.
- Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,... chữ số.
- Kết quả các phép chia một số thập phân cho 0,1; 0,01,… đều dịch dấu phẩy sang bên phải một, hai,… chữ số so với số bị chia.
a) 27,6 x 10 = 276
27,6 : 0,1 = 276
70,82 x 100 = 708,2
70,82 : 0,01 = 708,2
4,523 x 1 000 = 4 523
4,523 : 0,001 = 4 523
b) 432 x 0,1 = 43,2
432 : 10 = 43,2
360,5 x 0,01 = 3,605
360,5 : 100 = 3,605
697 x 0,001 = 0,697
697 : 1 000 = 0,697
Luyện tập 4 Câu 3
Tính giá trị của biểu thức
a) 61,4 x (15 : 0,25) – 2 024
- Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
a) 61,4 x (15 : 0,25) – 2 024 = 61,4 x 60 – 2 024
= 3 684 – 2 024
= 1 660
b) $\frac{{15}}{{14}} \times \frac{{28}}{9} + \frac{7}{4}:\frac{3}{5} = \frac{{10}}{3} + \frac{{35}}{{12}} = \frac{{25}}{4}$
Luyện tập 4 Câu 4
May một cái quần hết 2,06 m vải, may một cái áo hết 1,54 m vải. Hỏi với 200 m vải, may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo như thế và còn thừa mấy mét vải?
- Số mét vải để may một bộ quần áo = số mét vải để may một cái quần + số mét vải để may một cái áo.
- Số bộ quần áo may được từ 200 m vải = 200 : số mét vải để may một bộ quần áo.
Số mét vải để may một bộ quần áo là:
2,06 + 1,54 = 3,6 (m)
Số bộ quần áo may được từ 200 m vải là:
200 : 3,6 = 55 (bộ) dư 2 m
Vậy còn thừa 2 mét vải
Đáp số: 55 bộ quần áo; 2 mét vải.
Luyện tập 4 Câu 5
Chọn câu trả lời đúng.
Kết quả tính 4 : 0,5 x 2,5 bằng giá trị của biểu thức nào dưới đây?
A. 4 : (2 x 2,5)
B. 4 x 2 x 2,5
C. 4 x (2 : 2,5)
Thực hiện tính giá trị biểu thức từ trái sang phải.
4 : 0,5 = 4 : $\frac{1}{2}$= 4 x 2
Chọn đáp án B.