Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 44
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Hồ trên núi
Hồ T’Nưng là một tuyệt tác của thiên nhiên. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.
Sáng sớm, khi sương chưa tan, T’Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng. Nắng lên, mặt hồ trải rộng, sáng lấp lánh. Lúc này, viên ngọc bích xanh trong khổng lồ ấy phản chiếu rõ nét cảnh rừng núi, mây trời. Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say.
Vào những ngày nắng đẹp, nước trong, ngồi trên thuyền độc mộc có thể thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội hai bên mạn thuyền. Theo thuyền len lỏi vào sâu trong rừng già, ngắm màu xanh ngút ngàn của cây lá và nghe tiếng chim hót líu lo, du khách sẽ cảm nhận được nét độc đáo, kì vĩ của hồ trên núi.
Hồ T’Nưng xứng đáng là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên.
Theo Nguyên Sơn
- Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to, khoét trũng.
a. Tác giả tả hồ T’Nưng vào những thời điểm nào? Ở mỗi thời điểm, hồ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát?
c. Tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.
Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
a. Hồ T’Nưng được miêu tả vào những thời điểm sáng sớm, nắng lên, hoàng hôn.
- Sáng sớm: giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng.
- Nắng lên, mặt hồ trải rộng, sáng lấp lánh. Lúc này, viên ngọc bích xanh trong khổng lồ ấy phản chiếu rõ nét cảnh rừng núi, mây trời.
- Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say.
b. Tác giả sử dụng các giác quan: thị giác, thính giác.
c.
- Hình ảnh so sánh: T’Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng.
- Hình ảnh nhân hóa: Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say.
=> Tác dụng: giúp sự vật trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm hơn.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 45
Nhớ lại một danh lam thắng cảnh và ghi lại những điều em đã quan sát được.
Gợi ý:
a. Em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh... về danh lam thắng cảnh nào?
b. Em đã quan sát danh lam thắng cảnh đó vào thời điểm nào?
– Một buổi trong ngày.
– Các thời điểm khác nhau.
– Một mùa trong năm.
- ?
Advertisements (Quảng cáo)
c. Em đã quan sát theo trình tự nào?
– Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh.
+ Bầu trời
+ Mặt nước
+ Cây cối
+ ?
– Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
+ Mùa mưa
+ Mùa khô
+ ?
d. Em đã sử dụng những giác quan nào để quan sát?
e. Ở mỗi vị trí hoặc thời điểm quan sát, cảnh vật có những đặc điểm gì nổi bật?
Em nhớ lại một danh lam thắng cảnh và ghi lại những điều em đã quan sát được dựa vào gợi ý.
a. Em đã có dịp đi thăm Vịnh Hạ Long.
b. Em đã quan sát một buổi trong ngày.
c. Em đã quan sát theo trình tự đặc điểm nổi bật của cảnh.
Các đảo nơi đây không chỉ đứng chơ vơ, tách rời và biệt lập mà còn tập trung túm tụm lại với nhau, uốn lượn từng khúc, từng khúc, nối với nhau tạo ra những con rồng khổng lồ đang cuộn mình trên mặt biển xanh.
Đi vào từng hòn đảo ta càng ngạc nhiên và thích thú khi chiêm ngưỡng những hang động thiên tạo. Một sản phẩm của sự kết hợp đá và nước. Vào hang chúng ta như lạc vào một thế giới huyền ảo và diệu kì. Trên vòm hang cao, rộng hình thành vô số vết lõm tròn như dấu chân của trăm ngàn con voi khổng lồ.Dưới mặt đất, những mảng đá, núi đá thi nhau mọc lên nhọn hoắt như lưỡi mác. Chúng tập kết lại với nhau tạo thành một rừng chông thiên nhiên trên mặt đất. Đỏ rực và lung linh. Thiên nhiên vốn đã kì lạ lại được con người khoác thêm vẻ lung linh, huyền ảo nhờ ánh đèn trông lại càng kì vĩ và hấp dẫn...
d. Em sử dụng các giác quan: thị giác.
e. Cảnh vật có đặc điểm nổi bật: Các đảo nơi đây không chỉ đứng chơ vơ, tách rời và biệt lập mà còn tập trung túm tụm lại với nhau, uốn lượn từng khúc, từng khúc, nối với nhau tạo ra những con rồng khổng lồ đang cuộn mình trên mặt biển xanh.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi 1 Vận dụng trang 45
Chọn và đặt tên cho 1 – 2 tranh, ảnh về tuổi thơ của em.
Em tìm tranh của bản thân và đặt tên phù hợp.
Em tìm tranh của bản thân và đặt tên phù hợp.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi 2 Vận dụng trang 45
Cùng các bạn mở triển lãm “Khung trời tuổi thơ”,
Em cùng bạn mở triển lãm.
Em cùng bạn mở triển lãm.