Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 1 trang 56 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng...

Câu hỏi 1 trang 56 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi...

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Vận dụng kiến thức giải Câu 1 trang 56 - Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo.

Trả lời câu hỏi 1 trang 56 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó.

Theo Thẩm Thệ Hà

a. Đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh từ thời điểm nào đến thời điểm nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

b. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để tả màu sắc của núi ở các thời điểm khác nhau?

c. Mặt trời được nhân hoá bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì thú vị?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh từ những buổi bình minh đến khi mặt trời lặn.

Những từ ngữ cho biết điều đó: Những buổi bình minh, Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây.

b. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ để tả màu sắc của núi ở các thời điểm khác nhau: màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt.

c. Mặt trời được nhân hoá bằng cách: Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật, dùng từ chỉ quan hệ, chỉ đặc điểm, hoạt động của người.

=> Cách nhân hoá đó giúp mặt trời trở nên sinh động hơn.