Luyện tập (LT)VC 1
Xếp các từ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau vào nhóm thích hợp:
Yết Kiêu đục thuyền giặc chẳng may bị giặc bắt.
Tướng giặc: – Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?
Yết Kiêu: – Phải!
Tướng giặc: – Phải là thế nào?
Yết Kiêu: – Phải là lẽ phải thế!
Tướng giặc: – À, thằng này láo! Quân đâu, lôi nó ra chém đầu!
Yết Kiêu: – Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của ngươi vẫn đắm!
Theo Lê Thi
Từ chỉ người nói. |
Từ chỉ người nghe. |
Từ chỉ người, vật được nhắc tới |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
………………………………………………………… |
Em đọc kĩ đoạn trích và xếp các từ dùng để xưng hô vào nhóm thích hợp.
Từ chỉ người nói. |
Từ chỉ người nghe. |
Từ chỉ người, vật được nhắc tới |
ta |
mi, nó, thằng này, ngươi |
quân |
Luyện tập (LT)VC 2
Các danh từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?
Tuấn reo lên:
- A, sao chổi kia!
Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh chỉ. Ngôi sao chổi như một vệt quét sáng dài trên sân trời mênh mông. Bé
Hà thắc mắc:
- Thế trời cũng quét sân hả anh?
- Trời bắt chước em đấy! Trên trời cũng phải đưa vài nhát chổi chứ! - Tuấn nhìn em cười hóm hỉnh.
Phạm Đình Ân.
Đánh dấu ✔ vào ☐ trước ý trả lời đúng:
☐ Để hỏi. |
☐ Để xưng hô. |
☐ Để thay thế. |
Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời.
- Để xưng hô.
Luyện tập (LT)VC 3
Gạch dưới đại từ, khoanh tròn danh từ dùng để xưng hô có trong đoạn văn sau:
Mặt trời lặn, châu chấu và giun đất đi đến tổ kiến.
Châu chấu hỏi:
– Hôm nay là ngày thế nào hả bác kiến đáng kính?
– Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
Theo V. Ô-xê-ê-va, Thúy Toàn dịch
Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời.
- Đại từ xưng hô: tôi
- Danh từ xưng hô: bác
Luyện tập (LT)VC 4
Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau. Gạch dưới các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô đã sử dụng.
a. Em muốn mượn bạn một cuốn sách.
b. Em rủ em trai cùng chơi đá bóng.
Advertisements (Quảng cáo)
c. Em mời ba mẹ dùng cơm tối.
Em thực hiện viết lời nói và lời đáp cho tình huống và chỉ ra các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hộ đã sử dụng ở mỗi tình huống.
a. Em mượn bạn một cuốn sách.
- Thanh ơi, mai cậu cho tớ mượn cuốn Hạ đỏ được không?
- Được nhé, mai tớ mang cho cậu.
b. Em rủ em trai cùng chơi đá bóng.
- Chiều mai đi đá bóng cùng anh nhé!
- Được nha.
c. Em mời ba mẹ dùng cơm tối.
- Con mời bốmẹ ăn cơm ạ.
- Con cũng ăn đi nhé!
Viết 1
Dựa vào truyện “Sự tích cây thì là” (SGK, tr.96), xác định các phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của truyện.
Mở đầu:
Diễn biến:
Kết thúc:
Em đọc kĩ câu chuyện, suy nghĩ và trả lời.
- Mở đầu:
Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm để xin Trời đặt cho một cái tên thật đẹp.
- Diễn biến:
Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...
Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới chạy đến. Nó nói vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên đã đến muộn. Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông ngập ngừng:
– Tên của con... thì là... thì là...
Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:
– Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!
Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên.
- Kết thúc:
Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.
Viết 2
Dựa vào bài tập 1 và các gợi ý (SGK, tr.97) lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
Mở bài:
Thân bài:
Kết bài:
Em đọc kĩ câu chuyện và lập dàn ý với những chi tiết sáng tạo.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về câu chuyện: Ngày xưa, khi các loài cây chưa có tên, Trời đã tổ chức một buổi gặp gỡ để đặt tên cho từng loài cây.
- Nhân vật chính: Nhành cây nhỏ, Trời, và các loài cây khác.
2. Thân bài:
a. Sự kiện chính:
Từ sáng sớm, các loài cây đã háo hức kéo nhau đến gặp Trời để được đặt tên. Cây lan với hương thơm dịu dàng, cây tóc tiên với dáng điệu múa nhẹ nhàng, và cây thông với tư thế hiên ngang đều được Trời ưu ái đặt cho những cái tên thật đẹp. Các loại rau như quế, tía tô, và húng cũng có mặt để nhận những cái tên mà chúng mong chờ.
b. Nhành cây nhỏ đến muộn:
Khi trời đã xế chiều, một nhành cây nhỏ mới hối hả chạy đến. Khác với những cây khác, nhành cây này đến muộn vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nặng. Nhành cây thở hổn hển, lo sợ rằng mình sẽ bị Trời quở trách vì đến trễ.
c. Cảm động trước lòng hiếu thảo:
Trời nhìn thấy nhành cây nhỏ với vẻ ngoài yếu ớt, nhưng ánh mắt đầy lo lắng và quan tâm đến bà của mình. Cảm động trước lòng hiếu thảo ấy, Trời không trách phạt mà còn muốn ban cho nó một cái tên đặc biệt. Tuy nhiên, vì cả ngày đã đặt tên cho nhiều loài cây khác, Trời cảm thấy mệt mỏi và chưa nghĩ ra tên gì phù hợp.
d. Khoảnh khắc ngập ngừng và cái tên "thì là”:
Trời bối rối, ngập ngừng: "Tên của con... thì là... thì là...” Nhành cây nhỏ nghe thấy vậy, tưởng rằng đó chính là tên của mình, nó liền reo lên trong niềm hân hoan: "Tôi có tên rồi! Tên tôi là ‘thì là’!” Nhành cây cảm thấy hạnh phúc vô cùng, vì cuối cùng nó cũng đã có một cái tên như bao loài cây khác.
e. Kết thúc sự kiện:
Nhành cây nhỏ không hề biết rằng "thì là” chỉ là lời nói ngập ngừng của Trời khi chưa kịp nghĩ ra tên mới. Nhưng với nó, cái tên này thật đáng quý vì nó gắn liền với sự hiếu thảo và tình yêu thương dành cho bà. Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà.
3. Kết bài:
- Kết thúc câu chuyện: Nhành cây nhỏ trở về với niềm vui khi có tên mới và kể cho bà nghe.
- Suy nghĩ về nội dung: Câu chuyện thể hiện tình cảm gia đình, lòng hiếu thảo và bài học về việc giúp đỡ người khác.