Trang chủ Lớp 5 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Kết nối tri thức Bài 17. Thư gửi các học sinh VBT Tiếng Việt 5 tập...

Bài 17. Thư gửi các học sinh VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức: Nghĩa gốc của từ đọc là gì?...

Em dựa vào kiến thức của bản thân về trình tự tra cứu từ điển và sắp xếp cho phù hợp. Gợi ý giải LTVC: 1, 2, 3, 4, 5; Viết: 1, 2; Vận dụng: 1, 2 - Bài 17. Thư gửi các học sinh VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 10. Trên con đường học tập. Đánh số vào ô trống trước các bước tính theo đúng trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ điển...

Luyện tập (LT)VC 1

1. Đánh số vào ô trống trước các bước tính theo đúng trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ điển.

  • Tìm từ đọc.
  • Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.
  • Chọn từ điển phù hợp.
  • Đọc ví dụ để tìm hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.
  • Đọc nghĩa của từ đọc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em dựa vào kiến thức của bản thân về trình tự tra cứu từ điển và sắp xếp cho phù hợp.

Answer - Lời giải/Đáp án

  • Chọn từ điển phù hợp.
  • Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.
  • Tìm từ đọc.
  • Đọc nghĩa của từ đọc.
  • Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.

  • Luyện tập (LT)VC 2

    2. Đọc các thông tin về từ đọc trong hình ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 91) và thực hiện yêu cầu.

  • Đánh dấu ✓ vào thông tin đúng
    • Từ đọc là danh từ.
    • Từ đọc là tính từ.
    • Từ đọc là động từ.
    • Từ đọc là đại từ.
  • Nghĩa gốc của từ đọc là gì?
  • ………………………………………………………………………………………………

  • Từ đọc có mấy nghĩa chuyển?
  • ………………………………………………………………………………………………

  • Đánh dấu ✓ vào ô trống trước nhận xét đúng về cách sắp xếp nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ đa nghĩa trong từ điển.
    • Nghĩa gốc được viết tách dòng so với các nghĩa chuyển.
    • Nghĩa gốc được viết sau các nghĩa chuyển trong phần giải nghĩa của một từ.
    • Nghĩa gốc và các nghĩa chuyển được giải thích ở các mục từ khác nhau.
    • Nghĩa gốc được viết trước các nghĩa chuyển trong phần giải nghĩa của một từ.

    Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    Em đọc kĩ các thông tin về từ đọc trong từ điển, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

    Answer - Lời giải/Đáp án

    • Từ đọc là danh từ.
    • Từ đọc là tính từ.
    • Từ đọc là động từ.
    • Từ đọc là đại từ.
  • Nghĩa gốc của từ đọc là: Phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự.
  • Từ đọc có 3 nghĩa chuyển.
    • Nghĩa gốc được viết tách dòng so với các nghĩa chuyển.
    • Nghĩa gốc được viết sau các nghĩa chuyển trong phần giải nghĩa của một từ.
    • Nghĩa gốc và các nghĩa chuyển được giải thích ở các mục từ khác nhau.
    • Nghĩa gốc được viết trước các nghĩa chuyển trong phần giải nghĩa của một từ.

    Luyện tập (LT)VC 3

    3. Tra nghĩa của các từ dưới đây và ghi lại một nghĩa chuyển của mỗi từ vào ô trống.

    học tập

    tập trung

    trôi chảy

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    Em sử dụng từ điển và tiến hành tra cứu.

    Answer - Lời giải/Đáp án

    – Học tập: động từ. 1. Học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng. Học tập văn hoá. 2. Làm theo gương tốt. Học tập tinh thần của các liệt sĩ.

    – Tập trung: động từ. 1. Dồn vào một chỗ, một điểm. Nơi tập trung đông người. 2. Dồn sức hoạt động, hướng các hoạt động vào một việc gì. Tập trung sản xuất lương thực.

    – Trôi chảy: tính từ. 1. Được tiến hành thuận lợi, không bị vấp váp, trở ngại gì. Mọi việc đều trôi chảy, êm đẹp. 2. Được tiến hành một cách dễ dàng, không có vấp váp. Trả lời trôi chảy.


    Luyện tập (LT)VC 4

    4. Đặt câu với 1 nghĩa chuyển của mỗi từ ở bài tập 3.

  • học tập: …………………………………………………………………………………
  • ………………………………………………………………………………………….

  • tập trung: ……………………………………………………………………………….
  • …………………………………………………………………………………………..

  • trôi chảy: ………………………………………………………………………………..
  • ………………………………………………………………………………………….

    Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    Em suy nghĩ kĩ rồi tiến hành đặt câu cho phù hợp.

    Answer - Lời giải/Đáp án

  • Cả lớp hãy học theo tấm gương tốt của Hoa.
  • Hoa đang tập trung học bài.
  • Hoa đọc bài báo này rất trôi chảy.

  • Luyện tập (LT)VC 5

    5. Dựa vào từ điển, tìm 3 từ đa nghĩa và đặt câu với 1 nghĩa chuyển của mỗi từ.

  • ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
  • ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
  • …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
  • Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    Em tiến hành tra cứu từ điển và đặt câu theo yêu cầu.

    Advertisements (Quảng cáo)

    Answer - Lời giải/Đáp án

    Theo Từ điển Hoàng Phê:

  • Khéo: tính từ. 1. Biết làm những động tác thích hợp trong lao động để kết quả cụ thể đạt được tốt đẹp. Thợ khéo. 2. Biết sắp xếp công việc một cách thích hợp để đạt được kết quả như mong muốn. Khéo sắp xếp thì giờ. 3. Biết có những cử chỉ, hành động, lời lẽ thích hợp làm người khác vừa lòng, để đạt được kết quả như mong muốn trong quan hệ đối xử. Ăn ở khéo.
  • - Đặt câu: Nguyệt luôn ăn nói rất khéo, không để mất lòng ai.

  • Thong thả:tính từ. 1. (Làm việc gì) chậm rãi, không tỏ ra vội vàng. Thong thả từng bước. 2. Không bận bịu gì, rảnh rang. Khi nào thong thả anh mời đến chơi. 3. Từ từ, không vội (thường dùng trong lời đề nghị hoặc can ngăn). Thong thả đã, tạnh mưa rồi hãy đi.
  • - Đặt câu: Hãy thong thả đưa ra quyết định, không nên hấp tấp vội vàng.

  • Mặt nạ:danh từ. 1. Mặt giả, đeo để che giấu mặt thật. Bọn cướp đeo mặt nạ. 2. Cái bề ngoài giả dối che đậy bản chất xấu xa bên trong. Lột trần mặt nạ giả nhân giả nghĩa. 3. Đồ dùng đeo ở đầu và mặt để tránh tác hại của chất độc, chất phóng xạ. Mặt nạ chống độc.
  • - Đặt câu: Khi làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, hãy trang bị đầy đủ mặt nạ chống độc.


    Viết 1

    1. Đọc đoạn văn trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một trang 91 - 92) và thực hiện các yêu cầu.

  • Đoạn văn đó có nội dung chính là gì? Đánh dấu ✔ vào ô trống trước câu trả lời đúng.
    • Nêu tình cảm, cảm xúc đối với nhân vật Mi-lô.
    • Giới thiệu về nhân vật Mi-lô.
    • Nêu lý do yêu thích cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.
    • Kể về 100 người phụ nữ nổi tiếng trên thế giới
  • Tìm phần mở đầu, phần kết thúc của đoạn văn và nêu nội dung thông tin của mỗi phần.
  • Phần mở đầu

    - Từ đầu đến ……………………………………………………………….

    - Nội dung thông tin: ……………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………

    Phần kết thúc

    - Từ ……………………………… đến ……………………………………

    - Nội dung thông tin: ……………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………

  • Hoàn thiện sơ đồ dưới đây để làm rõ nội dung phần triển khai: nêu những đặc điểm của nhân vật Mi-lô và đưa dẫn chứng minh họa cho mỗi đặc điểm.
  • Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

    Answer - Lời giải/Đáp án

  • Đoạn văn đó có nội dung chính là gì? Đánh dấu ✔ vào ô trống trước câu trả lời đúng.
    • Nêu tình cảm, cảm xúc đối với nhân vật Mi-lô.
    • Giới thiệu về nhân vật Mi-lô.
    • Nêu lý do yêu thích cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.
    • Kể về 100 người phụ nữ nổi tiếng trên thế giới
    • Phần mở đầu:
    • Từ đầu đến người Cu-ba.
    • Nội dung chính: Giới thiệu về tựa sách và tóm tắt nội dung chính
    • Phần kết thúc:
    • Từ Mi-lô đã trở thành đến theo đuổi ước mơ.
    • Nội dung chính: nhấn mạnh thành công của nhân vật Mi-lô và tầm ảnh hưởng của cô đối với người đọc.
    • Đặc điểm 1: Có năng khiếu âm nhạc.
    • Dẫn chứng 1: Chơi được mọi loại trống.
    • Dẫn chứng 2: Mi-lô mơ ước trở thành một nghệ sĩ trống, mặc dù ở quê hương cô, chỉ con trai mới được chơi trống.
    • Đặc điểm 2: Kiên trì, nỗ lực
    • Dẫn chứng 1: Cô quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình.
    • Dẫn chứng 2: Hằng ngày, cô rèn khả năng cảm nhận âm thanh bằng cách lắng nghe những tiếng động xung quanh: tiếng lá đu dưa, tiếng chim ruồi vỗ cánh,...
    • Dẫn chứng 3: Cô đã thuyết phục được cha cho tham gia lớp học nhạc.
    • Đặc điểm 3: Có niềm tin.
    • Dẫn chứng 1: Mi-lô vẫn tin: “Sẽ đến một ngày mình được chơi trong một ban nhạc thứ thiệt!”.

    Viết 2

    2. Ghi lại những điểm em thấy cần lưu ý khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách.

    ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    Em suy nghĩ kĩ những điểm cần lưu ý rồi ghi lại.

    Answer - Lời giải/Đáp án

    • Cần lựa chọn những đặc điểm nổi bật, tiêu biểu nhất của nhân vật để làm nổi bật tính cách hoặc vai trò của nhân vật trong câu chuyện.
    • Sử dụng các dẫn chứng từ nội dung sách như lời nói, hành động, suy nghĩ của nhân vật để minh họa và làm rõ các đặc điểm đã giới thiệu.
    • Đoạn văn nên tạo ra một liên kết cảm xúc giữa nhân vật và người đọc, giúp người đọc hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về nhân vật.

    Vận dụng 1

    Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    Em tiến hành tra cứu từ điển để hoàn thành bài.

    Answer - Lời giải/Đáp án

    hoàn cẩudanh từ. Toản thế giới. Chấn động động dư luận hoàn cầu.

    học tập: động từ. 1. Học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng. Học tập văn hoá. 2. Làm theo gương tốt. Học tập tinh thần của các liệt sĩ.


    Vận dụng 2

    2. Tìm đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh. Ghi lại thông tin về câu chuyện.

    • Tên câu chuyện: ………………………………………………………………………..
    • Tác giả: …………………………………………………………………………………
    • Nội dung chính: …………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………………………...

    Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

    Em tiến hành tìm đọc các câu chuyện để hoàn thành bài.

    Answer - Lời giải/Đáp án

    • Tên câu chuyện: Thầy giáo của tôi
    • Tác giả: Nguyên Hồng
    • Nội dung chính: Câu chuyện kể về tình cảm của một học sinh dành cho người thầy đáng kính của mình. Thầy giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy cho học sinh những bài học về cuộc sống, lòng nhân ái và sự kiên trì. Qua đó, tác giả tôn vinh vai trò quan trọng của người thầy trong việc giáo dục và hình thành nhân cách học sinh.
  • Advertisements (Quảng cáo)