Hướng dẫn trả lời câu 6 trang 189 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo. Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời
Câu hỏi: Từ nội dung thảo luận 4 và 5, em hãy liên hệ tới hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất, Mặt trời mọc và Mặt trời lặn khi quan sát từ Trái Đất
Trả lời: Liên hệ hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, Mặt Trời mọc và lặn khi quan sát từ Trái Đất:
- Hiện tượng ngày và đêm: Hình khối cầu của trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm.
Advertisements (Quảng cáo)
- Hiện tượng mặt trời mọc và lặn: Khi trái đất quay, góc nghiêng giữa mặt trời và trái đất cũng dần lớn lên. Đồng thời, nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, vì vậy ta có cảm giác mặt trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
Vận dụng: Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.
Trả lời: Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái đất tự quay quanh trục: Hình khối cầu của trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt của trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.