Câu 1
Chỉ ra những yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
Vận dụng kiến thức về văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Những yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống:
- Trình bày rõ ràng ý kiến về một hiện tượng cần bàn luận.
- Nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
- Đảm bảo bố cục ba phần của bài viết.
+ Mở bài: giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.
+ Thân bài: đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết. Các ý kiến được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Người viết có thể sử dụng các từ ngữ để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lí lẽ.
+ Kết bài: khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất.
Câu 2
Trong bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống, những từ ngữ như "bên cạnh đó”, "mặt khác”, "thứ nhất”, "thứ hai”, "thứ ba”... có tác dụng gì?
Nêu tác dụng
Các từ ngữ như “bên cạnh đó”, “mặt khác”, “thứ nhật”, “thứ hai”, “thứ ba”,... có tác dụng chuyển ý, giúp người đọc dễ dàng nhận ra mạch lập luận của bài viết.
Câu 3
Viết bài văn theo đề bài sau:
Việc hình thành thói quen tốt là rất cần thiết đối với HS. Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về việc hình thành một thói quen tốt mà em cho là quan trọng đối với bản thân
Tự suy nghĩ
Gợi ý:
Advertisements (Quảng cáo)
Bước 1: Chuẩn bị bài viết
Xác định đề tài
Đề tài ở đây là việc hình thành thói quen tốt đối với các bạn HS. Trong cuộc sống có nhiều thói quen tốt mà một HS cần hình thành như: thói quen đọc sách, thói quen đúng giờ, thói quen tự học, thói quen tập thể dục...
Thu thập dữ liệu
Sau khi xác định được thói quen mình muốn viết, em hãy tiến hành thu thập tư liệu về thói quen ấy.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý
Em có thể nêu ra nhiều ý kiến về thói quen đó và chọn ra một ý kiến mình tâm đắc nhất để lập dàn ý
Lập dàn ý
*Mở bài:
- Thói quen cần bàn luận...
- Ý kiến của em về thói quen đó...
*Thân bài:
- Lí lẽ 1...
- Bằng chứng 1...
- Lí lẽ 2...
- Bằng chứng 2...
- Trao đổi ý kiến trái chiều (nếu có)
*Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề...
- Giải pháp của em...
Bước 3: Viết bài
Buốc 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm