Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Toán 6 - Cánh diều Bài 55 trang 101 SBT Toán 6 – Cánh Diều Tập 2:...

Bài 55 trang 101 SBT Toán 6 – Cánh Diều Tập 2: Cho đoạn thẳng \(AB\), điểm \(O\) thuộc tia đối của tia \(AB\). Gọi \(M...

Trung điểm O của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A và B sao cho \(OA = OB\) Nếu O là trung điểm của đoạn thẳng AB thì. Phân tích và giải bài 55 trang 101 sách bài tập (SBT) Toán 6 – Cánh Diều Tập 2 - Bài tập cuối chương VI. Cho đoạn thẳng AB, điểm O thuộc tia đối của tia AB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của OA, OB. Chứng tỏ rằng: a) OA < OB...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho đoạn thẳng \(AB\), điểm \(O\) thuộc tia đối của tia \(AB\). Gọi \(M, N\) lần lượt là trung điểm của \(OA, OB\). Chứng tỏ rằng:

a) \(OA < OB\).

b) Độ dài đoạn thẳng \(MN\) không phụ thuộc vào vị trí của điểm \(O\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

+ Trung điểm O của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A và B sao cho \(OA = OB\)

Nếu O là trung điểm của đoạn thẳng AB thì \(OA = OB = \frac{{AB}}{2}\)

+ Nếu M là điểm nằm giữa A và B thì \(AM + MB = AB\)

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

a) Vì \(O\) thuộc tia đối của tia \(AB\) nên \(O\) và \(B\) nằm về hai phía đối với điểm \(A\)

Hay điểm \(A\) nằm giữa \(O\) và \(B\). Do đó: \(OA + AB = OB \Rightarrow OA < OB\)

b) Ta có: \(M, N\) lần lượt là trung điểm của \(OA, OB\)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}OM = MA = \frac{{OA}}{2}\\ON = NB = \frac{{OB}}{2}\end{array} \right.\)

Mà \(OA < OB \Rightarrow OM < ON\) và M, N nằm về cùng một phía đối với điểm O.

Do đó: M nằm giữa O và N và \(OM + MN = ON\)

\( \Rightarrow MN = ON - OM = \frac{{OB}}{2} - \frac{{OA}}{2} = \frac{{AB}}{2}\)

Vậy \(MN = \frac{{AB}}{2}\) không phụ thuộc vào vị trí điểm \(O\).