Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Toán 6 - Cánh diều Giải Bài 67 trang 88 SBT Toán 6 – Cánh diều: Chứng...

Giải Bài 67 trang 88 SBT Toán 6 - Cánh diều: Chứng tỏ rằng với mọi số nguyên n: n. (n+1) . (n+2) chia hết cho 2 và 3; n...

Xét các trường hợp của n Nếu 1 tích các số nguyên có thừa số chia hết cho n thì tích đó chia hết cho n. Giải và trình bày phương pháp giải Bài 67 trang 88 sách bài tập (SBT) Toán 6 - Cánh diều - Bài tập cuối chương II. Chứng tỏ rằng với mọi số nguyên n: a) n. (n+1) . (n+2) chia hết cho 2 và 3;b) n. (n+1) . (n+2)...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Chứng tỏ rằng với mọi số nguyên n:

a) n. (n+1) . (n+2) chia hết cho 2 và 3;

b) n. (n+1) . (n+2) . (n+3) chia hết cho 3 và 8

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xét các trường hợp của n

Nếu 1 tích các số nguyên có thừa số chia hết cho n thì tích đó chia hết cho n

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) + Nếu n chẵn thì n. (n+1) . (n+2) chia hết cho 2 vì n chia hết cho 2. Nếu n lẻ thì n. (n+1) . (n+2) chia hết cho 2 vì n+1 chia hết cho 2

+ Nếu n chia hết cho 3 thì n. (n+1) . (n+2) chia hết cho 3 vì n chia hết cho 3. Nếu n chia cho 3 dư 1 thì n. (n+1) . (n+2) chia hết cho 3 vì n+2 chia hết cho 3. Nếu n chia cho 3 dư 2 thì n. (n+1) . (n+2) chia hết cho 3 vì n+1 chia hết cho 3

Vậy n. (n+1) . (n+2) chia hết cho 2 và 3, với mọi số nguyên n

b) + Nếu n chia hết cho 3 thì n. (n+1) . (n+2) . (n+3) chia hết cho 3 vì n chia hết cho 3. Nếu n chia cho 3 dư 1 thì n. (n+1) . (n+2) . (n+3) chia hết cho 3 vì n+2 chia hết cho 3. Nếu n chia cho 3 dư 2 thì n. (n+1) . (n+2) . (n+3) chia hết cho 3 vì n+1 chia hết cho 3

+ Nếu n chia hết cho 4 thì n. (n+1) . (n+2) . (n+3) chia hết cho 8 ( vì n chia hết cho 4, n+2 chia hết cho 2). Nếu n chia cho 4 dư 1 thì n. (n+1) . (n+2) . (n+3) chia hết cho 8 (vì n +3 chia hết cho 4 và n+1 chia hết cho 2). Nếu n chia cho 4 dư 2 thì n. (n+1) . (n+2) . (n+3) chia hết cho 8 (vì n+2 chia hết cho 4, n chia hết cho 2). Nếu n chia cho 4 dư 3 thì n. (n+1) . (n+2) . (n+3) chia hết cho 8 (vì n+1 chia hết cho 4, n+3 chia hết cho 2).

Vậy n. (n+1) . (n+2) . (n+3) chia hết cho 3 và 8, với mọi số nguyên n