Câu hỏi trang 27 11.1
Nêu dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất.
Trong không khí: có oxygen vì thế các sinh vật trên mặt đất như con người, thú, chim … mới hô hấp và sống được.
Trong nước: có oxygen hòa tan, nên các loại sinh vật dưới nước mới sống được.
Trong đất: có lượng oxygen nằm lẫn trong đất, nên các loại giun, sâu, bọ có thể lấy lượng oxygen này và tồn tại.
Câu hỏi trang 28 11.2
Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào?
Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể khí.
Câu hỏi trang 28 11.3
Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89oC. Khi đó oxygen ở thể khí, lỏng hay rắn?
Khi đó oxygen ở thể khí, do oxygen hóa lỏng ở -183oC
Câu hỏi trang 28 11.4
Em có biết rằng oxygen có ở mọi nơi trên Trái Đất.
a) Em có nhìn thấy oxygen không? Vì sao?
b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước. Em hãy giải thích.
a) Em không nhìn thấy khí oxygen vì khí oxygen không màu.
b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước vì oxygen tan một phần trong nước.
Câu hỏi trang 28 11.5
Kể các ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất mà em biết.
Ứng dụng của oxygen trong đời sống, sản xuất:
Oxygen được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp, hoặc dùng trong các bình lặn của thợ lặn, ngoài ra còn dùng để cung cấp cho phi công trong những trường hợp không khí loãng
Oxygen cung cấp nhiệt và cần thiết cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Oxygen cũng được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, hàn cắt kim loại (đèn xì oxi - axetilen), sản xuất rượu, làm thuốc nổ
Câu hỏi trang 28 11.6
Nêu một số ví dụ cho thấy vai trò của oxygen đối với sự sống và sự cháy.
Vai trò của oxygen đối với sự sống và sự cháy:
Ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống. Oxygen cần thiết cho sự hô hấp của động vật, thực vật trên Trái Đất.
Oxygen được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp, hoặc dùng trong các bình lặn của thợ lặn, ngoài ra còn dùng để cung cấp cho phi công trong những trường hợp không khí loãng,...
Đốt cháy nhiên liệu (khí gas, củi,…) cần cung cấp oxygen.
Câu hỏi trang 28 11.7
Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?
Khí oxygen chiếm 21% thể tích không khí.
Bài 11.8: Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?
Câu hỏi trang 28 11.8
Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?
Khí có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí là nitrogen (N2) (78%).
Câu hỏi trang 28 11.9
Em hãy cho biết hiện tượng nào chứng minh trong không khí có chứa hơi nước?
Hiện tượng xuất hiện các giọt nước bám bên ngoài ống nghiệm A chứng minh trong không khí có chứa hơi nước.
Câu hỏi trang 28 11.10
a) Khi nào em biết oxygen trong cốc đã hết?
b) Chiều cao cột nước dâng lên bằng bao nhiêu phần chiều cao của cốc?
Từ đó suy ra oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần không khí?
a) Khi khí oxygen hết thì cây nến tắt.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Cột nước dâng lên khoảng 1/5 chiều cao của cốc. Oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.
Câu hỏi trang 28 11.11
Nêu vai trò của không khí đối với sự sống.
Vai trò của không khí đối với sự sống:
Oxygen trong không khí cần cho quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, đốt cháy nhiên liệu...
Sự luân chuyển không khí giúp điều hòa khí hậu, giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.
Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).
Câu hỏi trang 29 11.12
Quan sát hình 11.7 SGK KHTN 6 và nêu ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.
Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.
Khói các phương tiện giao thông chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.
Khói từ các nhà máy chứa nhiều khí độc, cacbonic gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính
Câu hỏi trang 29 11.13
Ô nhiễm không khí có tác hại gì với đời sống?
Tác hại của ô nhiễm không khí đối với đời sống:
Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông.
Gây bệnh nguy hiểm cho con người, đặc biệt là các bệnh về hô hấp.
Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu sương mù giữa ban ngày, mưa acid,…
Động vật phải di cư, bị tuyệt chủng, thực vật giảm khả năng quang hợp …
Câu hỏi trang 29 11.14
Em có thể làm gì để góp phần giảm ô nhiễm không khí?
Để góp phần làm giảm ô nhiễm không khí, các em học sinh cần:
Vứt rác đúng rơi quy định.
Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện, xe buýt,…
Trồng nhiều cây xanh.
Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí.
Câu hỏi trang 29 11.15
Một bạn nói: "Carbon dioxide không phải là khí độc nhưng có nhiều trong không khí thì không khí cũng bị ô nhiễm, có hại cho sức khỏe”. Ý kiến của bạn đó có đúng không?
Ý kiến của bạn là đúng. Do không khí nếu có lẫn nhiều khí CO2, sẽ góp thêm làm giảm nồng độ oxi có trong không khí. Mặt khác khí CO2 không duy trì sự cháy, sự sống, gây nên hiệu ứng nhà kính…
⇒ Nếu nồng độ CO2 tăng cao thì không tốt, lúc này không khí cũng bị ô nhiễm, có hại cho sức khỏe
Câu hỏi trang 29 11.16
Hãy giải thích tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể cá, người ta phải liên tục sục không khí (tương tự như những người chuyên chở và bán cá tươi ở chợ)?
Phương pháp giải:
Vì bể cá chứa ít nước nên hàm lượng oxygen tan trong nước cũng sẽ ít nên cần sục không khí vào trong bể liên tục để tăng hàm lượng oxygen hòa tan trong nước thì cá mới sống được.
Câu hỏi trang 29 11.17
Tại sao phải thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị ngất hay ngạt thở do đuối nước?
Khi người bị ngất hay ngạt thở do đuối nước thì họ khó thở hoặc ngưng thở thì cơ thể sẽ thiếu oxygen nên cần hô hấp nhân tạo.
Câu hỏi trang 29 11.18
Em hãy giải thích vì sao bếp lửa gần tắt lại bùng cháy mạnh hơn khi được thổi hoặc quạt không khí vào?
Bếp lửa gần tắt là do thiếu oxygen, khi được thổi hoặc quạt không khí vào thì bùng cháy vì khi này ta đã cung cấp thêm oxygen để quá trình cháy được diễn ra mãnh liệt.
Câu hỏi trang 29 11.19
Khi em đang học trong một phòng đóng cửa, xuất hiện khói từ ngoài luồn vào. Em sẽ làm gì? Hãy giải thích hành động của mình.
Em sẽ mở cửa xem khói bắt nguồn từ đâu (cháy nhà, đốt rơm rạ, đốt rác thải). Nếu cháy nhà thì em sẽ hô hoán người dập lửa và chạy ra xa đám cháy. Còn nếu khói là các quá trình khác thì em sẽ ra khỏi phòng và tìm chỗ thoáng khí. Vì nếu vẫn ở lại trong phòng, em có thể bị ngạt do thiếu khí oxygen để hô hấp.