Câu hỏi trang 48 20.1
Quan sát Hình 20.1 SGK KHTN 6 và trả lời các câu hỏi.
a) Kích thước tế bào chất và nhân thay đổi như thế nào khi tế bào lớn lên?
b) Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được? Tế bào có lớn lên mãi được không? Tại sao?
Quan sát Hình 20.1 SGK KHTN 6:
a) Kích thước tế bào chất và nhân tăng dần lên khi tế bào lớn lên.
b) Tế bào không lớn lên mãi được. Vì khi tế bào lớn đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con.
Câu hỏi trang 48 20.2
Quan sát Hình 20.1 và Hình 20.2 SGK KHTN 6, trả lời các câu hỏi.
a) Khi nào thì tế bào phân chia?
b) Cơ thể chúng ta gồm hàng tỉ tế bào được hình thành từ quá trình nào?
Quan sát Hình 20.1 SGK KHTN 6 kết hợp với những kiến thức đã học về sự phân chia tế bào.
a) Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con.
b) Cơ thể ta gồm hàng tỷ tế bào được hình thành nhờ quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào.
Câu hỏi trang 49 20.3
Quan sát Hình 20.3 SGK KHTN 6 và cho biết cây ngô lớn lên nhờ quá trình nào.
Quan sát Hình 20.3 SGK KHTN 6 và dựa vào nguyên nhân sự lớn lên của sinh vật đa bào và sinh vật đơn bào khác nhau.
Ngô là cây kích thước lớn nhìn được bằng mắt thường, có nhiều bộ phận phức tạp do đó có thể thấy cây ngô là sinh vật đa bào. Sự lớn lên của cây ngô chủ yếu là do sự sinh sản của tế bào.
Câu hỏi trang 49 20.4
Nhờ quá trình nào, cơ thể có được những tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương?
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào cơ chế và ý nghĩa của quá trình phân bào.
Quá trình sinh sản tế bào giúp tăng lượng tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương.
Câu hỏi trang 49 20.5
Sự sinh sản tế bào có ý nghĩa gì?
Sự sinh sản tế bào làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển, ngoài ra còn thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương trong quá trình sống hàng ngày.
Câu hỏi trang 49 20.6
Từ một tế bào ban đầu, sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
Quan sát Hình 20.2 SGK KHTN 6 về sự phân chia của tế bào:
1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia sẽ tạo ra:
-
1 tế bào ban đầu phân chia 1 lần tạo thành 2 tế bào con.
-
2 tế bào phân chia lần thứ 2 tạo ra 4 tế bào con.
-
4 tế bào phân chia lần thứ 3 tạo ra 8 tế bào con.
-
8 tế bào phân chia lần thứ 4 tạo ra 16 tế bào con.
-
16 tế bào phân chia lần thứ 5 tạo ra 32 tế bào con.
Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia tạo ra 32 tế bào con.
Câu hỏi trang 49 20.7
Giải thích vì sao vết đứt tay sau một thời gian sẽ liền trở lại.
Quá trình sinh sản tế bào giúp tăng lượng tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương.
Ở vị trí đứt tay, các tế bào bị tổn thương. Vì vậy các tế bào lân cận sẽ tiến hành phân chia liên tục để tạo ra lượng tế bào mới thay thế các tế bào tổn thương và lấp đầy vết thương, tránh để mất máu quá nhiều.