Trang chủ Lớp 6 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào trang 55, 56, 57...

Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào trang 55, 56, 57 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6: Hệ cơ quan đó gồm những cơ quan nào?...

Gợi ý giải Câu hỏi trang 55: 23.1, 23.2; Câu hỏi trang 56: 23.3, 23.4, 23.5; Câu hỏi trang 57: 23.6, 23.7, 23.8, 23.9, 23.10 - Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào trang 55, 56, 57 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6 - Chương VI. Từ tế bào đến cơ thể. Quan sát Hình 23.1 SGK Khoa học tự nhiên 6, viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao...Hệ cơ quan đó gồm những cơ quan nào?

Câu hỏi trang 55 23.1

Quan sát Hình 23.1 SGK KHTN 6, viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát Hình 23.1 SGK KHTN 6

Answer - Lời giải/Đáp án


Câu hỏi trang 55 23.2

Quan sát Hình 23.2 SGK KHTN 6 rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây.

a) Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E cho phù hợp.

Hình A: …………………………………

Hình B: …………………………………

Hình C: …………………………………

Hình D: …………………………………

Hình E: …………………………………

b) Nêu tên cơ quan của thực vật và động vật được minh họa ở hình.

- Tên cơ quan thực vật được minh họa trong hình là: ……………………………

- Tên cơ quan động vật được minh họa trong hình là: ……………………………

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát Hình 23.2 SGK KHTN 6:

Answer - Lời giải/Đáp án

a)

Hình A: tế bào

Hình B: mô

Hình C: cơ quan

Hình D: hệ cơ quan

Hình E: cơ thể

b)

- Tên cơ quan thực vật được minh họa trong hình là: tim.

- Tên cơ quan động vật được minh họa trong hình là: cành.


Câu hỏi trang 56 23.3

Quan sát Hình 23.3 và Hình 23.4 SGK KHTN 6, nêu một số mô ở người và ở thực vật.

- Một số mô ở người: ……………………………………

- Một số mô ở thực vật: …………………………………

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát Hình 23.3 và Hình 23.4 SGK KHTN 6:

Answer - Lời giải/Đáp án

- Một số mô ở người: mô liên kết, mô cơ, mô biểu bì ở da.

- Một số mô ở thực vật: mô mạch gỗ, mô biểu bì, mô mạch rây.


Câu hỏi trang 56 23.4

Quan sát Hình 23.5 SGK KHTN 6 và xác định vị trí một số cơ quan trong cơ thể người.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát Hình 23.5 SGK KHTN 6:

Answer - Lời giải/Đáp án

- Não nằm trong hộp sọ.

- Phổi và tim nằm trong lồng ngực.

- Dạ dày, thận và ruột nằm trong khoang bụng.


Câu hỏi trang 56 23.5

Quan sát Hình 23.6 SGK KHTN 6, thực hiện các yêu cầu sau:

a) Xác định vị trí và tên gọi các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D.

A: ……………………………………………………………………

B: ……………………………………………………………………

C: ……………………………………………………………………

Advertisements (Quảng cáo)

D: ……………………………………………………………………

b) Ghép tên mỗi cơ quan ở trên với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây.

(1) Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.

(2) Tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

(3) Hút nước và các chất khoáng cho cơ thể.

(4) Tạo ra quả và hạt.

1 - ……… 2 - ……… 3 - ……… 4 - ………

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát Hình 23.6 SGK KHTN 6:

Answer - Lời giải/Đáp án

a)

A: Hoa – nằm trên cành.

B: Lá – nằm trên cành.

C: Thân – nối giữa tán cây và bộ rễ.

D: Rễ - nằm dưới đất.

b)

1 - C; 2 - B; 3 - D; 4 - A.


Câu hỏi trang 57 23.6

Tìm hiểu một hệ cơ quan ở người và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hệ cơ quan đó gồm những cơ quan nào?

b) Nêu chức năng của hệ cơ quan đó đối với cơ thể.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan. Một số cơ quan ở cơ thể người như: não, tim, dạ dày, ruột, gan, thận, …

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Em tìm hiểu hệ hô hấp của cơ thể, bao gồm: mũi, khí quản, phổi.

b) Hệ hô hấp có chức năng trao đổi khí với môi trường (lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide).


Câu hỏi trang 57 23.7

Ở người, tim, phổi, thận là ví dụ cho cấp tổ chức nào của cơ thể?

A. Tế bào. B. Cơ quan. C. Hệ cơ quan. D. Mô.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan. Một số cơ quan ở cơ thể người như: não, tim, dạ dày, ruột, gan, thận, …

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án B.


Câu hỏi trang 57 23.8

Cấp tổ chức nào dưới đây có ở mọi cơ thể sống?

A. Tế bào. B. Cơ quan. C. Hệ cơ quan. D. Mô.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sinh vật đơn bào là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể chỉ là 1 tế bào. Sinh vật đa bào là cơ thể sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào hợp lại.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án A.


Câu hỏi trang 57 23.9

Một nhóm cơ quan phối hợp hoạt động cùng thực hiện một quá trình sống được gọi là

A. Tế bào. B. Cơ quan. C. Hệ cơ quan. D. Mô.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể gọi là hệ cơ quan.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án C.


Câu hỏi trang 57 23.10

Dựa trên nguyên tắc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể đa bào, em hãy giải thích vì sao khi rễ cây bị tổn thương thì thân và lá cũng kém phát triển. Từ đó hãy đưa ra biện pháp để cây phát triển tốt và cho năng suất cao.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể gọi là hệ cơ quan.

Answer - Lời giải/Đáp án

Rễ cây có vai trò hút nước và các chất khoáng cho cơ thể.

Khi rễ cây bị tổn thương, cây sẽ không thể lấy vào nguồn dinh dưỡng nên lá không có nguyên liệu để tổng hợp các chất dinh dưỡng, thân không có các chất dinh dưỡng để vận chuyển nên kém phát triển.

Biện pháp để cây phát triển tốt là bón phân đầy đủ và bảo vệ bộ rễ của cây, diệt sâu bọ ăn lá cây …