Trang chủ Lớp 6 Vở thực hành Toán 6 (Kết nối tri thức) Bài 5 (3.43) trang 65 vở thực hành Toán 6: Bài 5(3.43)....

Bài 5 (3.43) trang 65 vở thực hành Toán 6: Bài 5(3.43). Giải thích tại sao: Nếu hai số cùng chia hết cho -3 thì tổng và hiệu của hai...

Nếu a chia hết cho b thì có số nguyên c sao cho a = b.c. Giải Bài 5 (3.43) trang 65 vở thực hành Toán 6 - Bài 17. Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên. Bài 5(3. 43). Giải thích tại sao: Nếu hai số cùng chia hết cho -3 thì tổng và hiệu của hai...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Bài 5(3.43). Giải thích tại sao: Nếu hai số cùng chia hết cho -3 thì tổng và hiệu của hai số đó cũng chia hết cho -3. Hãy thử phát biểu một kết luận tổng quát.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nếu a chia hết cho b thì có số nguyên c sao cho a = b.c.

Answer - Lời giải/Đáp án

Gọi hai số nguyên chia hết cho -3 là a và b. Vì a chia hết cho -3 nên có số nguyên p sao cho a = (-3).p. Tương tự, có số nguyên q sao cho b = (-3).q.

Advertisements (Quảng cáo)

Từ đó suy ra: a + b = (-3).p + (-3).q = (-3). (p+q)

Điều này chứng tỏ a + b chia hết cho -3.

Ta có: a – b = (-3).p - (-3).q = (-3). (p-q)

Điều này chứng tỏ a – b chia hết cho -3.

Ta đã biết phép trừ có thể đưa về phép cộng. Do đó có thể kết luận tổng quát như sau: Nếu từng số hạng của một tổng các số nguyên đều chia hết cho số nguyên n thì tổng đó chia hết cho số nguyên n

Advertisements (Quảng cáo)