Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 11 Công nghệ 7 – Kết nối tri thức:...

Câu hỏi trang 11 Công nghệ 7 - Kết nối tri thức: Địa phương em có những lợi thế gì để phát triển trồng trọt?...

Một số nghề trong ngành trồng trọt bao gồm: kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật Gợi ý giải Câu hỏi trang 11 - Bài 1. Giới thiệu về trồng trọt SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức.

Khám phá

Quan sát Hình 1.6 và cho biết các ảnh trong hình minh họa cho ngành nghề nào trong trồng trọt.

Một số nghề trong ngành trồng trọt bao gồm: kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây trồng.

Các ảnh trong hình minh họa cho ngành nghề trong trồng trọt là:

- Ảnh a: Kĩ sư trồng trọt.

- Ảnh b: Kĩ sư bảo vệ thực vật.

- Ảnh c: Kĩ sư chọn giống cây trồng.

Kết nối nghề nghiệp

Trồng trọt là một lĩnh vực quan trọng gắn liền với cuộc sống của con người. Do đó, các ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt sẽ ngày càng phát triển. Em nhận thấy bản thân phù hợp với ngành nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Tại sao?

Mỗi ngành nghề trong trồng trọt có những nhiệm vụ riêng và yêu cầu những phẩm chất khác nhau. Học sinh cần dựa vào sở thích, thế mạnh và sự phù hợp của bản thân để lựa chọn ngành nghề phù hợp trong lĩnh vực trồng trọt.

Bản thân em thấy mình phù hợp với nghề kĩ sư trồng trọt vì em là một người yêu thiên nhiên, thích chăm sóc cây trồng. Em muốn mình có thể nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trên thế giới để giúp bà con nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản, từ đó đưa nông sản Việt Nam ngày càng tiến xa trên thị trường quốc tế.

Luyện tập

Advertisements (Quảng cáo)

1. Địa phương em có những lợi thế gì để phát triển trồng trọt?

Các lợi thế để phát triển trồng trọt bao gồm: điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, địa hình), điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư và nguồn lao động, tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đường lối chính sách và thị trường).

Địa phương em là tỉnh Ninh Thuận có những lợi thế để phát triển trồng trọt như sau:

- Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng đặc thù có năng suất, chất lượng cao với quy mô, diện tích lớn và sản xuất được quanh năm như nho, mía, neem, bông hạt.

- Tiềm năng đất có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp còn lớn.

- Một số công trình thủy lợi lớn sẽ tiếp tục được đầu tư.

- Nguồn lao động dồi dào và có trình độ trong lĩnh vực trồng trọt.

2. Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu bảng dưới đây với các loại cây trồng phổ biến ở địa phương em.

Graphical user interface, tableDescription automatically generated

Các loại cây trồng phổ biến ở địa phương em Ninh Thuận bao gồm: nho, mía, neem, bông hạt.

Các loại cây trồng phổ biến ở địa phương em: Vận dụng

Tiến hành khảo sát, ghi chép lại tên các loại cây trồng có trong khuôn viên trường học/gia đình/nơi em sống,… và phân chia chúng thành các nhóm thích hợp theo mục đích sử dụng.

Học sinh tự tiến hành khảo sát, ghi chép tùy theo khuôn viên trường học/gia đình/ nơi em sống cà phân chia chúng thành các nhóm thích hợp theo mục đích sử dụng: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, cây thuốc, cây gia vị, cây hoa, cây cảnh, cây lấy gỗ.

Tiến hành khảo sát, ghi chép lại tên các loại cây trồng có trong khuôn viên nơi em sống,... và phân chia chúng thành các nhóm thích hợp theo mục đích sử dụng.

Advertisements (Quảng cáo)