Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 16 Công nghệ 7 – Kết nối tri thức:...

Câu hỏi trang 16 Công nghệ 7 - Kết nối tri thức: Đọc mục II.3, II.4, II.5 và nêu ý nghĩa của việc tưới, tiêu nước và bón phân thúc...

Tỉa, dặm cây và làm cỏ, vun xới là những kỹ thuật quan trọng trong chăm sóc cây trồng. Tỉa Giải chi tiết Câu hỏi trang 16 - Bài 3. Gieo trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu - bệnh cho cây trồng SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức.

Khám phá

Từ nội dung mục II.1 và II.2, em hãy cho biết mục đích của việc tỉa, dặm cây và làm cỏ, vun xới.

Tỉa, dặm cây và làm cỏ, vun xới là những kỹ thuật quan trọng trong chăm sóc cây trồng. Tỉa, dặm cây và làm cỏ, vun xới có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Mục đích của việc tỉa, dặm cây:

+ Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.

+ Giúp cây sinh trưởng tốt, đảm bảo năng suất.

- Mục đích của việc làm cỏ, vun xới:

+ Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.

+ Hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh.

+ Giúp cây đứng vững.

+ Tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho đất.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển.

Đọc mục II.3, II.4, II.5 và nêu ý nghĩa của việc tưới, tiêu nước và bón phân thúc. Vì sao trước khi bón phân thúc cần phải làm sạch cỏ dại?

Ý nghĩa của việc tưới, tiêu nước và bón phân thúc nhằm nuôi dưỡng, bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây trồng.

Trước khi bón phân thúc cần phải làm sạch cỏ dại để giảm sự cạnh tranh chất dinh dưỡng của cỏ dại với cây trồng và hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại.

- Ý nghĩa của việc tưới, tiêu nước và bón phân thúc:

+ Tưới nước: Vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi cây; cung cấp nước để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

+ Tiêu nước: Giúp cây trồng không bị ngập úng.

+ Bón phân thúc: Giúp cung cấp đầy đủ, kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

- Trước khi bón phân thúc cần phải làm sạch cỏ dại để:

+ Giảm sự cạnh tranh chất dinh dưỡng của cỏ dại với cây trồng.

+ Hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại.