Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 47 Công nghệ 7 – Kết nối tri thức:...

Câu hỏi trang 47 Công nghệ 7 - Kết nối tri thức: Muốn vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh thì cần nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi như thế nào? Biện pháp nuôi dưỡng...

Muốn vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh thì cần nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi như sau Trả lời Câu hỏi trang 47 - Bài 10. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức.

Mở đầu

Muốn vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh thì cần nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi như thế nào? Biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản có điểm gì khác nhau?

Muốn vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh thì cần nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi như sau: cung cấp cho vật nuôi chất dinh dưỡng, tạo ra môi trường trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ,…

Do đặc thù về độ tuổi, giới tính và mục đích nuôi của vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản mà biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc cũng có nhiều điểm khác nhau.

- Muốn vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh thì cần nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi như sau:

+ Nuôi dưỡng: cung cấp cho vật nuôi đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất), đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng vật nuôi.

+ Chăm sóc: thường xuyên quan tâm tới vật nuôi như tạo ra môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…) trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ,…

- Biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản có điểm khác nhau là:

Khám phá

Quan sát Hình 10.1 và cho biết nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi bao gồm những công việc gì.

A picture containing text, dogDescription automatically generated

Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi bao gồm những công việc: cung cấp cho vật nuôi chất dinh dưỡng, tạo ra môi trường trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ,…

Advertisements (Quảng cáo)

- Hình 10.1a: Cho vật nuôi ăn.

- Hình 10.1b: Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.

- Hình 10.1c: Tiêm phòng cho vật nuôi.

- Hình 10.1d: Tắm chải cho vật nuôi

Kết nối năng lực

Nếu cho vật nuôi ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?

Nếu cho vật nuôi ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ xảy ra hiện tượng vật nuôi bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sức đề kháng bệnh năng suất và chất lượng thịt của vật nuôi.

- Thừa dinh dưỡng sẽ gây tình trạng ngộ độc như loạn dưỡng cơ, mề bị bào mòn, tích nước trong mô, chất chứa manh tràng đen.

- Thiếu dinh dưỡng thì tùy theo từng loại chất khoáng mà vật nuôi có những biểu hiện khác nhau như:

+ Thiếu Mn (mangan) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển khớp xương, súc vật yếu chân, đi lại khó khăn.

+ Thiếu Zn (kẽm) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lớp tế bào niêm mạc da, gây bệnh sừng hóa trên da (parakeratosis), giảm hoạt lực tinh trùng, giảm sức đề kháng bệnh.

+ Thiếu Fe (sắt), Cu (đồng) và Co (cobalt) ảnh hưởng xấu đến sự tạo máu, sự tổng hợp hemoglobin, làm cho vật nuôi thiếu máu; thiếu myoglobin, thịt nạc thiếu sắc tố đỏ, bạc màu, chất lượng kém.

+ Thiếu I (iod) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tuyến giáp và sựtổng hợp kích tố thyroxin. Nếu thiếu iod lâu ngày sẽ đưa đến sinh trưởng chậm, vật nuôi bị trụi lông, bướu cổ, sức đề kháng bệnh giảm sút, năng suất sinh trưởng, đẻ trứng cũng như tiết sữa giảm sút.

Advertisements (Quảng cáo)