Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 51 Công nghệ 7 – Kết nối tri thức:...

Câu hỏi trang 51 Công nghệ 7 - Kết nối tri thức: Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm gì khác nhau?...

Lời giải Câu hỏi trang 51 - Bài 10. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức.

Luyện tập

1. Chọn từ hoặc cụm từ in nghiêng: phòng bệnh, tập cho vật nuôi non ăn sớm, kháng thể để hoàn thành các câu sau:

- Khi nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non cần chú ý cho chúng uống sữa đầu ngày vì sữa đầu ngày vì sữa đầu có chất dinh dưỡng và ...(1)...

- Cần ...(2)...để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.

- Cần ...(3)...cho vật nuôi bằng cách tiêm vaccine, giữ vệ sinh sạch sẽ.

(1). kháng thể.

(2). tập cho vật nuôi non ăn sớm.

(3). phòng bệnh.

2. Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm gì khác nhau? Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trưởng thành như thế nào?

Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm khác nhau là: khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt, chức năng của hệ tiêu hóa chưa tốt, miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém.

Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trường thành ở: lượng thức ăn, cách chế biến thức ăn,....

Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm khác nhau là:

- Sự điều tiết thân nhiệt ở vật nuôi non chưa hoàn chỉnh, dễ bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

- Chức năng của hệ tiêu hóa của vật nuôi non chưa hoàn chỉnh.

- Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém hơn so với vật nuôi trưởng thành.

Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trường thành ở: lượng thức ăn của vật nuôi non ít hơn, được chế biến thơm ngon, có độ mềm và kích thước phù hợp để vật nuôi thích ăn, dễ ăn, dễ tiêu hóa.

Advertisements (Quảng cáo)

3. So sánh biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản.

Biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản có nhiều điểm khác nhau do đặc điểm độ tuổi, giới tính và mục đích nuôi giống khác nhau.

Vận dụng

Quan sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi trong gia đình hoặc địa phương em và cho biết những công việc nào đã làm tốt, công việc nào làm chưa tốt. Trao đổi với người thân và đề xuất biện pháp khắc phục những việc chưa làm tốt trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

Học sinh tự quan sát thực tế tại gia đình và địa phương, vận dụng kiến thức và khảo sát, ghi lại quá trình và đề xuất những biện pháp.

- Những công việc trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đã làm tốt:

+ Nhập con giống từ các cơ sở uy tín, an toàn dịch bệnh, không sử dụng các con giống không rõ nguồn gốc,… góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh bùng phát, lây lan.

+ Ứng dụng chế phẩm vi sinh giúp tăng sức đề kháng, giảm khẩu phần thức ăn, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, khử mùi hôi, nâng cao sản lượng, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.

+ Chăn nuôi an toàn theo hướng VietGAP, chăn nuôi hữu cơ.

- Những công việc trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi chưa làm tốt:

+ Người dân còn thiếu kiến thức an toàn sinh học trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

+ Còn chủ quan, lơ là, chưa có biện pháp chủ động trong việc chăm sóc vật nuôi khi thời tiết rét đậm, rét hại hoặc nắng nóng bất thường.

+ Việc vệ sinh chuồng nuôi chưa được thực hiện thường xuyên và đúng cách.

- Đề xuất biện pháp khắc phục những việc chưa làm tốt trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:

+ Tăng cường các công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người chăn nuôi trên địa bàn về các kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

+ Khuyến khích cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, quy trình chăn nuôi VietGAP trong nông hộ.

+ Thường xuyên kiểm tra điều kiện vệ sinh chuồng trại của các cơ sở chăn nuôi.