Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 56 Công nghệ 7 – Kết nối tri thức:...

Câu hỏi trang 56 Công nghệ 7 - Kết nối tri thức: Việc nào sau đây là nên và không nên làm khi vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh?...

Học sinh tự tìm hiểu để biết được việc nào là nên và không nên làm khi vật nuôi có Hướng dẫn cách giải/trả lời Câu hỏi trang 56 - Bài 11. Phòng và trị bệnh cho vật nuôi SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức.

Luyện tập

1. Việc nào sau đây là nên và không nên làm khi vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh?

Học sinh tự tìm hiểu để biết được việc nào là nên và không nên làm khi vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh.

- Việc nên làm khi vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh:

1. Nhốt cách li vật nuôi ốm để theo dõi.

3. Báo cáo cán bộ thú y đến kiểm tra.

4. Vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại.

- Việc không nên làm khi vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh:

2. Bán nhanh những con khỏe, mổ thịt những con ốm.

5. Vứt xác vật nuôi xuống ao, mương hay chỗ vắng người.

6. Mang vật nuôi sang nơi khác để tránh dịch.

2. Khi quan sát một đàn vật nuôi, em có thể nhận biết được vật nuôi bị bệnh không? Vật nuôi bị bệnh thường có biểu hiện như thế nào?

Qua quan sát một đàn vật nuôi, nhận biết vật nuôi bị bệnh qua một số trạng thái sinh lý không bình thường của vật nuôi.

Advertisements (Quảng cáo)

Khi quan sát một đàn vật nuôi, em có thể nhận biết được vật nuôi bị bệnh qua một số trạng thái sinh lý không bình thường của vật nuôi, thường có những biểu hiện như buồn bã, chậm chạp. giảm hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy, ho, bại liệt,.. Vận dụng

Đề xuất những biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em. Nêu mục đích của từng biện pháp.

Dựa trên 5 biện pháp cơ bản phòng bệnh cho vật nuôi, học sinh đề xuất thêm những biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em. Qua đó, nêu mục đích của từng biện pháp.

- Nuôi dưỡng tốt:

+ Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc.

+ Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.

- Chăm sóc chu đáo:

+ Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi.

+ Luôn vật nuôi nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì vật nuôi trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh.

- Cách li tốt:

+ Cách li vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.

+ Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ:

+ Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách li với môi trường xung quanh.

+ Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định:

+ Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vaccine) mới có miễn dịch.

+ Sử dụng vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.

Advertisements (Quảng cáo)