Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 71 Công nghệ 7 – Kết nối tri thức:...

Câu hỏi trang 71 Công nghệ 7 - Kết nối tri thức: Hãy nêu những hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà em biết...

Các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao của Việt Nam gồm Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 71 - Bài 14. Giới thiệu về thủy sản SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức.

Khám phá

Quan sát Hình 14.2 và sử dụng các từ sau đây: tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá song, cá lăng, cua biển, tôm hùm để ghép tên các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao của Việt Nam vào từng ảnh cho phù hợp.

Các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao của Việt Nam gồm:

- Thủy sản đặc sản: cá song, cá lăng, cua biển, tôm hùm.

- Thủy sản có giá trị xuất khẩu cao: tôm thẻ chân trắng, cá tra.

- Hình 14.2a: Cá lăng.

- Hình 14.2b: Cá song.

- Hình 14.2c: Tôm thẻ chân trắng.

- Hình 14.2d: Cua biển.

- Hình 14.2e: Tôm hùm.

Advertisements (Quảng cáo)

- Hình 14.2g: Cá tra.

Khám phá

Hãy nêu những hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà em biết. Ý nghĩa của các hoạt động đó là gì?

Cần phải khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách hợp lí. Điều đó có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, chính trị và xã hội.

- Những hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

+ Bảo vệ rừng ngập mặn, xây dựng và phát triển các khu bảo tồn biển, các khu bảo tồn nội địa để bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.

+ Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa sinh sản, mở rộng vùng khai thác xa bờ.

+ Hoạt động thả tôm, thả cá giống, trồng san hô tái tạo nguồn lợi thủy sản.

+ Thả các loại thủy sản quý hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh ven biển nhằm làm tăng nguồn lợi, ngăn chặn sự giảm sút trữ lượng của những loài thủy sản quý hiếm.

+ Không đánh bắt thủy sản bằng những hình thức có tính hủy diệt (sử dụng thuốc nổ, kích điện,…).

+ Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản: không xả thải chất độc hại vào môi trường tự nhiên.

- Ý nghĩa của những hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

+ Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Giúp ngư dân bám biển, vừa phát triển kinh tế biển, vừa gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.