Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1, 2 trang 139 SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 kết nối tri thức (KNTT): Bài 33 Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Câu 1: Đặt tên tập tính của các động vật thể hiện trong Hình 33.2a, b, c, d.
Hình 33.2a: Tập tính di cử ở chim
Hình 33.2b: Tập tính xã hội (trâu sống thành bầy đàn)
Hình 33.2c: Tập tính kiếm ăn (mèo vờn bắt chuột)
Hình 33.2d: Tập tính săn sóc con non
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2: Lấy thêm ví dụ về tập tính ở người và động vật.
Ở người có một số tập tính như:
Tập tính bẩm sinh ở người: Trẻ sơ sinh sinh ra đã biết khóc; Phụ nữ cơ thể phát triển bình thường thì có thể sinh con để duy trì nòi giống…
Tập tính học được ở người: Người tham gia giao thông thấy đèn đỏ thì dừng lại trước vạch kẻ trắng; Trẻ con gặp người lớn, người già lễ phép chào hỏi; Con người biết kiềm chế cảm xúc, hành vi của mình khi tức giận; …
Ở động vật có một số tập tính như:
Tập tính bẩm sinh ở động vật: Nhện biết chăng tơ; Cá chép đẻ trứng trong nước; Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi ếch cái; Mèo nhìn thấy chuột là rượt đuổi và bắt; Chim làm tổ để bảo vệ trứng; Tu hú đem trứng của mình cho loài chim khác nuôi;…
Tập tính học được ở động vật: Mèo bắt chuột (mèo mẹ dạy mèo con); Chim làm tổ; Tinh tinh biết đứng lên thùng gỗ để lấy chuối nhờ con người huấn luyện; Chim vẹt nói được các từ/cụm từ do con người dạy; …