Câu hỏi/bài tập:
Bảng dưới đây ghi lại quãng đường đi được theo thời gian của một người đi bộ.
Thời gian (s) |
Quãng đường (m) |
0 |
0 |
10 |
14 |
20 |
28 |
30 |
42 |
40 |
56 |
50 |
70 |
60 |
84 |
a) Dựa vào số liệu trong bảng, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Từ đồ thị, xác định tốc độ đi bộ của người đó.
1. Cách vẽ đồ thị quãng đường – thời gian:
- Vẽ 2 trục vuông góc cắt nhau tại điểm gốc O gọi là 2 trục tọa độ.
Trục nằm ngang Ot biểu diễn thời gian theo một tỷ lệ thích hợp;
Trục thẳng đứng Os biểu diễn độ dài quãng đường theo một tỷ lệ thích hợp.
- Xác định các điểm có giá trị s và t tương ứng theo số liệu đã cho
Điểm gốc O có s = 0,t = 0.
Lần lượt xác định các điểm còn lại: điểm A, điểm B, điểm C,…
- Đường nối các điểm gọi là đồ thị quãng đường – thời gian của ca nô.
2.Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
+) v: tốc độ chuyển động của vật (m/s)
+) s: quãng đường đi được của vật (m)
+) t: thời gian đi được quãng đường s của vật (s)
a) Đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ là:
b) Theo bảng, khi t = 10s thì s = 14m, tốc độ đi bộ của người đó là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{14}}{{10}} = 1,4(m/s)\)