Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Em hãy tìm hiểu trên Internet hoặc sách, báo, tài liệu, ....

Em hãy tìm hiểu trên Internet hoặc sách, báo, tài liệu, . . về lịch sử tìm ra nguyên tử...

Lời giải bài tập, câu hỏi 2.11 - Bài 2. Nguyên tử - SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy tìm hiểu trên Internet hoặc sách, báo, tài liệu,.. về lịch sử tìm ra nguyên tử. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ để tóm tắt những đóng góp của các nhà khoa học cho việc tìm ra nguyên tử.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Vào năm 1803, nhà khoa học người Anh – John Dalton tiến hành thì nghiệm và nhận thấy rằng các chất tác dụng với nhau theo lượng xác định. Điều này chứng tỏ có các đơn vị chất tối thiểu (gọi là nguyên tử) để chúng kết hợp vừa đủ với nhau. Bằng các thí nghiệm vật lí, nhà vật lý người Anh - Josep John Thomson đã xác định được electron – một thành phần tạo nên nguyên tử và mang điện tích âm vào năm 1897. Ernest Rutherford – nhà vật lý người New Zealand đã xác định được nguyên tử có cấu tạo rỗng và có hạt nhân ở tâm qua thí nghiệm bắn phá lá vàng. Bằng cách bắn phá các hạt nhân nguyên tử Rutherford tìm ra được hạt proton mang điện tích dương. Năm 1911, Rutherford đề xuất mô hình hạt nhân nguyên tử như sau: nguyên tử có cấu tạo rỗng, có hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh mặt trời. Năm 1913, Niels Bohr – nhà vật lý người Đan Mạch – đã hoàn thiện mô hình nguyên tử của Rutherford, theo ông các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau. Lớp electron trong cùng chứa tối đa 2 electron và bị hạt nhân hút mạnh nhất, các lớp electron khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút yếu hơn. Vào năm 1932, James Chadwick (nhà vật lý người Anh) đã tìm ra hạt neutron không mang điện trong hạt nhân nguyên tử.

Advertisements (Quảng cáo)