Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức Chọn các từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được...

Chọn các từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được nội dung đúng. Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được …(1)… của rễ hấp thụ...

Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và các chất khoáng của cây diễn ra ở các tế Hướng dẫn giải 30.8 - Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật - SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Chọn các từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được nội dung đúng.

a) Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được …(1)… của rễ hấp thụ, sau đó được chuyển qua phần …(2)… rồi thâm nhập vào …(3)… và tiếp tục được vận chuyển lên các bộ phận khác của cây.

b) Thoát hơi nước có thể diễn ra qua bề mặt lá hoặc qua khí khổng, trong đó thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu. Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước chính là cơ chế điều tiết …(1)… Khi tế bào khí khổng …(2)… sẽ căng ra, khí khổng …(3)… để hơi nước thoát ra ngoài. Khi tế bào khí khổng bị …(4)… sẽ xẹp xuống, khí khổng sẽ …(5)… làm hạn chế sự thoát hơi nước ra ngoài.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và các chất khoáng của cây diễn ra ở các tế bào lông hút (là tế bào biểu bì rễ biến dạng). Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo mạch gỗ lên các bộ phận khác của cây (dòng đi lên). Sự phát triển của bộ rễ có ảnh hưởng lớn tới quá trình hấp thụ nước và chất khoáng.

Advertisements (Quảng cáo)

DiagramDescription automatically generated

Thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá. Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước chính là cơ chế điều tiết độ đóng, mở của khí khổng. Khi cây đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra, làm khí khổng mở rộng khiến hơi nước thoát ra ngoài nhiều. Khi cây thiếu nước, tế bào khí khổng sẽ xẹp xuống, khí khổng khép bớt lại khiến hàm lượng hơi nước thoát ra ngoài giảm đi.

DiagramDescription automatically generated

Answer - Lời giải/Đáp án

a) (1) lông hút; (2) vỏ rễ; (3) mạch gỗ.

b) (1) sự đóng, mở của khí khổng; (2) đủ nước hoặc no nước; (3) mở rộng; (4) mất nước; (5) đóng lại.