Một khối gỗ có kích thước như Hình 8 (đơn vị dm).
a) Tính thể tích của khối gỗ.
b) Tính diện tích toàn phần của khối gỗ.
a) Ta thấy khối gỗ được ghép bởi hai khối hộp chữ nhật, từ đó ta tính từng thể tích của 2 khối hộp chữ nhật rồi cộng vào với nhau sẽ ra được thể tích của khối gỗ.
b) Ta áp dụng công thức tính diện tích toàn phần = diện tích 2 mặt đáy + diện tích xung quanh.
a) Khối gỗ được ghép bởi hai khối hộp chữ nhật.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Khối hộp chữ nhật ở phía dưới có kích thước là 10 dm, 8 dm và 10 dm, do đó thể tích của khối hộp chữ nhật phía dưới là: V1 = 10 . 8 . 10 = 800 (dm3).
+ Khối hộp chữ nhật ở phía trên có:
- Chiều dài là 10 dm;
- Chiều rộng là: 10 – 2 – 2 = 6 (dm);
- Chiều cao là: 12 – 8 = 4 (dm).
Thể tích của khối hộp chữ nhật ở phía trên là: V2 = 10 . 6 . 4 = 240 (dm3).
Vậy thể tích của khối gỗ là V = V1 + V2 = 800 + 240 = 1 040 (dm3).
b) Có thể xem khối gỗ là hình lăng trụ đứng có đáy là hình gồm 2 hình chữ nhật ghép lại với nhau và chiều cao là h = 10 dm.
Chu vi đáy là: Cđáy = 10 + 8 + 2 + 4 + 6 + 4 + 2 + 8 = 44 (dm).
Diện tích xung quanh của khối gỗ là: Sxq = Cđáy . h = 44 . 10 = 440 (dm2).
Diện tích hai mặt đáy là: S2đáy = 2 . (10 . 8 + 6 . 4) = 208 (dm2).
Diện tích toàn phần của khối gỗ là: Stp = Sxq + S2đáy = 440 + 208 = 648 (dm2).