Trang chủ Lớp 7 SBT Toán 7 - Chân trời sáng tạo Bài 5 trang 63 SBT Toán lớp 7 tập 1 Chân trời...

Bài 5 trang 63 SBT Toán lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tính thể tích của một hình lăng trụ đứng đáy là một tứ giác như Hình 10, có độ dài A...

Giải Bài 5 trang 63 sách bài tập toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo - Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

Question - Câu hỏi/Đề bài

Tính thể tích của một hình lăng trụ đứng đáy là một tứ giác như Hình 10, có độ dài AC = 5 m, BM = DN = 3 m, chiều cao của lăng trụ 7 m.

 

Ta chia tứ giác thành 2 tam giác rồi tính lần lượt diện tích từng tam giác, cộng hai diện tích tam giác đó ta được diện tích đáy rồi suy ra thể tích hình lăng trụ qua công thức V = Sđ . h

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Từ Hình 10, ta thấy đáy của hình lăng trụ là một tứ giác, ta chia tứ giác đó thành 2 tam giác.

Tam giác ABC có chiều cao BM = 3 m và cạnh đáy AC = 5 m, diện tích tam giác ABC là:

SABC = \(\dfrac{1}{2}\). BM . AC = \(\dfrac{1}{2}\) . 3 . 5 = \(\dfrac{{15}}{2}\) (m2).

Tam giác ADC có chiều cao DN = 3 m và cạnh đáy AC = 5 m, diện tích tam giác ADC là:

SADC = \(\dfrac{1}{2}\) . DN . AC = \(\dfrac{1}{2}\) . 3 . 5 = \(\dfrac{{15}}{2}\) (m2).

Diện tích đáy của hình lăng trụ đã cho là: Sđ = SABC + SADC = \(\dfrac{{15}}{2}\)+ \(\dfrac{{15}}{2}\) = 15 (m2).

Thể tích của hình lăng trụ là: V = Sđ . h = 15 . 7 = 105 (m3).