Câu hỏi:
Vì sao nên ghép các loại cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn? |
Đọc nội dung mục 2.2 phần nguyên tắc ghép các loài cá.
Nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn vì:
- Cá sống trong một ao sẽ có tập tính ăn khác nhau, không cạnh tranh thức ăn, tận dụng được nguồn thức ăn (kể cả thức ăn sẵn có trong nước và thức ăn tự chế) ở các tầng nước khác nhau, phát huy được mối quan hệ “cùng chung sống, phát triển giữa các loài cá”.
- Hình thức này cũng giúp tận dụng triệt để không gian sống, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Vận dụng:
Quan sát hình 12.5, cho biết vì sao các loại cá này có thể nuôi ghép được với nhau? |
Quan sát Hình 12.5 và đọc nội dung mục 2.2 phần nguyên tắc ghép các loại cá để trả lời.
Vì tập tính ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau, không cạnh tranh về thức ăn; tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có; chống chịu tốt với điều kiện môi trường. Nên các loại cá này có thể nuôi ghép được với nhau.
Câu hỏi:
Khi thả cá giống, cần quan tâm đến những yếu tố nào? |
Đọc nội dung mục 2.2, ta thấy có 5 yếu tố cần quan tâm:
- Nguyên tắc ghép các loài cá;
- Mùa vụ thả
Advertisements (Quảng cáo)
- Mật độ thả;
- Yêu cầu chất lượng
- Cách thả
Khi thả cá giống, cần quan tâm đến 5 yếu tố:
- Nguyên tắc ghép các loài cá;
- Mùa vụ thả: vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 3), vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 9)
- Mật độ thả: phụ thuộc vào hệ thống nuôi, trình độ quản lí, điều kiện chăm sóc.
- Yêu cầu chất lượng: cá khỏe, đều, không mang mầm bệnh; màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn.
- Cách thả: Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới.
Câu hỏi:
Chăm sóc, quản lý cá sau khi thả bao gồm những công việc nào? |
Đọc nội dung mục 2.3 để trả lời.
Chăm sóc, quản lý cá sau khi thả gồm các công việc sau:
- Quản lý thức ăn cho cá:
+ Loại thức ăn
+ Lượng thức ăn
+ Cách cho ăn
- Quản lý chất lượng nước ao nuôi
- Quản lý sức khỏe cá