Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Cánh diều Câu hỏi trang 64 Công nghệ 7 – Cánh diều: Hãy giải...

Câu hỏi trang 64 Công nghệ 7 - Cánh diều: Hãy giải thích hiện tượng cá nổi đầu. Cần xử lý như thế nào khi gặp hiện tượng này?...

Liên hệ thực tế. Các loại cá nước ngọt: cá chép, cá rô phi Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi trang 64 - Bài 12. Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao SGK Công nghệ 7 - Cánh diều.

Vận dụng:

Hãy tìm hiểu về thức ăn của một loại cá nước ngọt được nuôi phổ biến.

Liên hệ thực tế. Các loại cá nước ngọt: cá chép, cá rô phi, …

Ví dụ thức ăn của một loại cá nước ngọt:

Cá chép là loại động vật ăn tạp thức ăn của chúng thường là những sinh vật dưới nước hoặc côn trùng, đặc biệt người đi câu thường dùng ốc - là loại chúng ưa thích để làm mồi.

Vận dụng:

Hãy giải thích hiện tượng cá nổi đầu. Cần xử lý như thế nào khi gặp hiện tượng này?

Tìm hiểu trên mạng, liên hệ thực tế.

- Nguyên nhân:

+ Ao nuôi thiếu oxy

+ Cá bị nhiễm khí độc

- Cách xử lí:

+ Đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay đổi một phần nước, bơm nước.

+ Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ.

+ Tiến hành sục khí để cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc.

Advertisements (Quảng cáo)

Hiện tượng cá nổi đầu:

+ Nguyên nhân:

- Ao nuôi thiếu oxy

- Cá bị nhiễm khí độc

+ Cách xử lí:

- Cần kiểm soát lượng oxy trong ao nuôi hợp lý bằng cách bố trí máy sục khí, máy thổi khí, quạt nước,… để tạo oxy hòa tan. Ngoài ra, có thể bơm thêm nước vào ao và có thể cho cá ngừng ăn tùy tình hình.

- Ngừng bón phân hữu cơ, phân chuồng vào ao nuôi. Nên sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý đáy ao để kiểm soát các vi sinh vật trong ao và phân hủy các chất hữu cơ dư thừa tích tụ dưới đáy ao. Ngoài ra, cần kiểm soát tốt tảo độc (tảo đỏ, tảo mắt, tảo xanh) bằng chế phẩm sinh học để tránh khiến tảo chết hàng loạt gây mất cân bằng môi trường nuôi

- Trường hợp cá bị nhiễm khí độc từ ao nuôi, cần ngưng việc bón phân chuồng, phân xanh,… xuống ao. Đồng thời tiến hành sục khí để cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc. Điều quan trọng nên bổ sung vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi thủy sản EcoClean AM để xử lý triệt để các khí độc H2S, NO2, NH3,… từ gốc.

- Trường hợp cá bị nhiễm độc do nước thải từ các khu công nghiệp thường khiến người nuôi không kịp trở tay, bằng chứng là có rất nhiều lồng bè nuôi cá chết hàng loạt trong thời gian vừa qua. Do vậy, khi có dấu hiệu khả nghi nên liên hệ với các chuyên gia trong khu vực để được hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi:

Khi nào thì nên thu tỉa, thu toàn bộ? Vì sao?

Đọc nội dung mục 2.4, ta thấy có 2 hình thức thu hoạch:

Thu tỉa

Thu toàn bộ.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tùy theo chất lượng của cá mà ta chọn hình thức thu tỉa hay thu toàn bộ:

- Thu tỉa: thu những con to đạt tiêu chuẩn thu hoạch nhằm giảm mật độ cả nuôi trong ao, con nhỏ để nuôi tiếp.

- Thu toàn bộ: khi phần lớn cá đạt tiêu chuẩn thu hoạch, thảo cạn bớt 1/3 thể tích nước, dùng lưới kéo vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó làm cạn ao và thu hết cá.